Tìm hiểu về Chứng nhận PGS (Participatory Guarantee System) tại Việt Nam

T25C325ACm2Bhi25E125BB2583u2Bv25E125BB25812BCh25E125BB25A9ng2Bnh25E125BA25ADn2BPGS2B2528Participatory2BGuarantee2BSystem25292Bt25E125BA25A1i2BVI25E125BB2587t2BNam

Chứng nhận PGS (Participatory Guarantee System) được Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) chấp nhận là một hệ thống đảm bảo giá trị cho các sản phẩm hữu cơ đặc biệt là cho thị trường nội địa từ năm 2004, đến tháng 10/2008 dưới sự tư vấn của IFOAM và sự hỗ trợ của dự án “phát triển cơ cấu sản xuất và thị trường cho sản phẩm hữu cơ tại Phía Bắc Việt Nam” do Tổ chức phát triển nông nghiệp Châu Á – Đan Mạch (ADDA) và Trung ương Hội nông dân Việt Nam (VFU) thực hiện thì hệ thống PGS đã lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam có tên là PGS Việt Nam.
Đến năm 2013 Tiêu chuẩn PGS Việt Nam chính thức được IFOAM thẩm định và công nhận là tiêu chuẩn hữu cơ nằm trong gia đình tiêu chuẩn hữu cơ của IFOAM và đến nay tiêu chuẩn này vẫn được sửa đổi và đệ trình IFOAM xét lại mỗi 2 năm một lần cho phù hợp với sự thay đổi của các tiêu chuẩn hữu cơ trên thế giới. Đây là bộ tiêu chuẩn đầu tiên của Việt Nam được IFOAM công nhận là thành viên gia đình tiêu chuẩn hữu cơ IFOAM.

Chứng nhận PGS là chứng nhận hữu cơ nội địa đầu tiên tại Việt Nam, từ năm 2008 khi hệ thống PGS ra đời đã là một cứu cánh cho các nhóm nông dân sản xuất nhỏ tại Việt Nam. Sau khi dự án hữu cơ của ADDA và VFU thực hiện kết thúc, Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam ra đời năm 2011, PGS đã trở thành đơn vị trực thuộc của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và đến nay sau hơn 12 năm hình thành và phát triển, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, hệ thống PGS không ngừng mở rộng, phát triển không chỉ có PGS Việt Nam (có địa bàn hoạt động chủ yếu tại Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình) mà các tỉnh thành dưới sự tư vấn, đào tạo của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và PGS Việt Nam thì các PGS địa phương đã ra đời và hoạt động hiệu quả như PGS Tuyên Quang, PGS Hội An, PGS Bến Tre, PGS Cao Bằng, PGS Tân Lạc… sản phẩm hữu cơ của các PGS ngày càng phong phú đa dạng và còn nhiều các tỉnh thành khác mong muốn thành lập và vận hành hệ thống PGS hữu cơ tại địa phương. Mỗi một hệ thống PGS địa phương sẽ có logo riêng, có hệ thống giám sát độc lập và có quy định quy chế riêng, đặc thù của từng vùng miền nhưng đều giữ vững mục tiêu chung là đảm bảo sự tuân thủ trong sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS.

Xem thêm  Quản lý đất và nước trong nông nghiệp hữu cơ

 

N25C325B4ng2Bnghi25E125BB2587p2Bh25E125BB25AFu2Bc25C625A12BVi25E125BB2587t2BNam

 

Chứng nhận PGS không chỉ có Việt Nam quan tâm mà thế giới rất rất nhiều các quốc gia quan tâm tới chứng nhận này, PGS đã được IFOAM phát triển từ năm 2004 và đến nay hoạt động rất thành công ở nhiều quốc gia và uy tín của chứng nhận này ngày càng được khẳng định.
Năm 2019, Trên Thế giới có tới 223 PGS ở 76 quốc gia (Trong đó có Việt Nam), với ít nhất 567.142 nhà sản xuất tham gia và có 496.104 nhà sản xuất được chứng nhận.
Tại Việt Nam, Chứng nhận PGS (Logo PGS Việt Nam) được 51% người tiêu dùng tại 3 thành phố lớn Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng biết về logo PGS Việt Nam trong đó có 81% người tiêu dùng biết nơi mua được sản phẩm hữu cơ PGS Việt Nam (Theo số liệu thống kê năm 2018 từ báo cáo nghiên cứu thị trường do Alise thực hiện), cũng theo báo cáo điều tra này thì người tiêu dùng lựa chọn tin tưởng sản phẩm hữu cơ chứng nhận PGS Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất tại thời điểm điều tra (2018).
Hiện nay PGS là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, là một chương trình Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam thực hiện nhằm hỗ trợ các nhóm nông dân sản xuất nhỏ và các địa phương có tiềm năng, sự quyết tâm và sẵn sàng sản xuất hữu cơ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *