Thu hoach, sơ chế và bảo quản Đương Quy Nhật Bản (Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.) Kitag)

1. Thời điểm thu hoạch

• Tùy vào vùng trồng mà thời gian từ khi gieo đến thu được dược liệu khác nhau, ở vùng đồng bằng là sau 9-10 tháng, và ở vùng núi cao là khoảng 13 tháng trở lên. Thời gian sinh trưởng sinh dưỡng càng kéo dài, chất lượng củ càng tốt;
• Khi Đương quy bắt đầu già, lá ngả màu vàng, cần tiến hành thu hoạch;

• Không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật từ 50 – 60 ngày trước khi thu hoạch.

25C4259025C625B025C625A1ng2BQuy2BNh25E125BA25ADt2BB25E125BA25A3n2B2528Angelica2Bacutiloba2B2528Siebold2B25262BZucc.25292BKitag25292B4

2. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư trước thu hoạch

• Dụng cụ thu hoạch gồm có: Mai, thuổng; rổ, gùi, bạt lót nền, bao tải dứa, nhãn mác ghi chép lô thu hoạch;
• Phương triện vận chuyển có thể bằng xe cải tiến, xe thồ thô sơ hoặc phương tiện khác tùy vào sản lượng thu hoạch;
• Dọn dẹp nhà kho hoặc khu vực tạm trữ, phòng chống mối mọt, chuột, bọ, côn trùng xâm nhập;
• Tất cả các dụng cụ, vật tư sử dụng cho công tác thu hoạch cần được làm sạch, không bị gỉ sét, không bị nhiễm bẩn.

3. Kỹ thuật thu hoạch

• Lựa chọn ngày khô ráo thu hoạch, không thu hoạch hoặc ngừng thu hoạch vào ngày mưa, không khí ẩm ướt;
• Cắt toàn bộ phần thân lá cách gốc, cách mặt đất khoảng 15cm sau đó dùng mai, thuổng đào bẩy xung quanh phần gốc cây;
• Đào lấy củ, rũ sạch đất, tránh làm xây xát hay gẫy củ chính, xếp và đem rửa sạch.
TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU TƯƠI
• Củ được thu hoạch đúng thời điểm, không bị thối, không bị nhiễm sâu bệnh;
• Củ Đương quy hình trụ dài, đầu trên mang vết tích của gốc thân, đầu dưới thuôn nhỏ;
• Vỏ củ sáng màu vàng đất, thịt củ màu vàng nhạt không bị trầy xước do vết thương cơ giới hay côn trùng hoặc động vật gây ra;

• Củ sạch, tỷ lệ tạp chất và thân lá ≤ 5%.

Xem thêm  Thu hoach, sơ chế và bảo quản Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.)
25C4259025C625B025C625A1ng2BQuy2BNh25E125BA25ADt2BB25E125BA25A3n2B2528Angelica2Bacutiloba2B2528Siebold2B25262BZucc.25292BKitag25292B9

4. Vận chuyển

• Quá trình vận chuyển dược liệu được tuân theo nguyên tắc một chiều từ Khu thu hoạch → khu tập kết dược liệu → rửa dược liệu → phơi hoặc sấy → đóng gói → tạm trữ và bảo quản;
• Phương tiện vận chuyển cần phải được làm sạch trước khi sử dụng;
• Không dùng phương tiện chở phân bón, thuốc trừ sâu, gia súc, gia cầm, hóa chất, đất cát và các vật có nguy cơ gây ô nhiễm để chở dược liệu;
• Trong quá trình bốc xếp dược liệu lên xe, chú ý không giẫm lên dược liệu, không nén chặt, không kết hợp vận chuyển dược liệu với các sản phẩm khác;
• Khi vận chuyển về địa điểm chế biến, tiến hành tháo dỡ ngay dược liệu, không để lâu trên xe dược liệu dễ bị hấp hơi, ngưng tụ nước hoặc nhũn do nóng làm giảm chất lượng.

5. Kỹ thuật sơ chế

• Sau khi thu hoạch Đương quy tươi cần phải để khoảng 2-3 ngày sau mới phơi, sấy khô, như vậy thì Đương quy mới khô và dẻo;
• Dược liệu Đương quy sau khi tập kết về điểm xử lý, cần thực hiện các bước chính như sau:
Bước 1: Dùng dao cắt bỏ phần thân, gốc giáp thân và rễ phụ của củ, loại bỏ tạp chất
Bước 2: Rửa dược liệu làm sạch đất và để ráo nước
Bước 3: Sấy hoặc phơi để đảm bảo độ ẩm ≤ 15%
– Nếu phơi phải có sân bê tông và trải bạt;
– Khu vực phơi sấy phải được cách ly hoàn toàn việc gia súc gia cầm và các loại côn trùng khác thâm nhập hay các loại vật có thể gây ô nhiễm.
Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu Đương quy (dược liệu khô):
• Rễ củ Đương quy dài 10-20cm, gồm nhiều nhánh, được phân biệt thành 3 phần: phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ;
• Đường kính quy đầu 1,0-3,5cm, đường kính quy thân và quy vĩ từ 0,3-1,0cm;
• Mặt ngoài màu nâu nhạt, có độ dẻo, mềm, có nhiều nếp nhăn dọc;
• Mặt cắt ngang màu vàng ngà có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu;
• Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay, hơi đắng;
• Dược liệu khô có màu vàng sáng;
• Độ ẩm: Không quá 15% (Sử dụng dụng cụ đo độ ẩm);
• Tạp chất: Thân, lá, hoa lẫn trong dược liệu: Không quá 2,0%;
• Tạp chất khác: Không quá 1,0%;
• Sản phẩm không được tồn dư thuốc Bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng và các vi sinh vật trên
mức cho phép.
25C4259025C625B025C625A1ng2BQuy2BNh25E125BA25ADt2BB25E125BA25A3n2B2528Angelica2Bacutiloba2B2528Siebold2B25262BZucc.25292BKitag25292B10

6. Đóng gói và bảo quản

1. Đóng gói

• Dược liệu Đương quy sau khi được phơi khô thì cần đóng gói để lưu kho và chuyển đến nơi sản xuất;
• Không được đóng gói khi dược liệu đang còn nóng;
• Túi đóng gói dược liệu bao gồm 2 lớp, lớp trong cùng là túi PolyEthylen loại tốt và lớp ngoài cùng là
bao tải dứa;
• Kích thước của bao tùy thuộc vào yêu cầu vận chuyển và lưu kho của đơn vị trong từng thời điểm khác nhau;
• Trong suốt quá trình đóng gói yêu cầu các nhân sự tham gia phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao
động gồm mũ vải, gang tay, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang. Khi đóng gói không được hút thuốc, ăn uống hay thực hiện các hành vi khác có nguy cơ làm ô nhiễm dược liệu.

2. Bảo quản

Dược liệu sau khi đóng gói cần được vận chuyển đến kho tạm trữ và bảo quản là khâu quan trọng ảnh lớn tới chất lượng dược liệu.
Tiêu chuẩn kho dược liệu:
• Vị trí kho: Tránh xa những khu vực có chất gây ô nhiễm, xăng dầu, gia súc, gia cầm, côn trung, loài gặm nhấm và các vật gây hại;
• Xây dựng chắc chắn và đảm bảo chất lượng. Sàn, tường và trần kho bằng phẳng thuận tiện cho việc
vệ sinh;
• Thông thoáng, đủ ánh sáng và có các kệ để đặt, xếp các bao dược liệu cách sàn 20-30cm;
• Bao dược liệu được đặt lên các palet và đặt cách tường khoảng 20cm, xếp một cách cẩn thận để không bị đổ, dễ dàng bốc xếp cũng như lấy dược liệu ra khỏi kho;
• Quá trình bảo quản dược liệu phải luôn giữ trong điều kiện thông thoáng, tránh sự thâm nhập của chuột bọ, côn trùng và các nhân tố gây hại khác, không sử dụng các hóa chất bảo quản;
• Hàng trong kho được xuất nhập theo nguyên tắc: “Nhập trước xuất trước và nhập sau xuất sau”;
• Thời gian bảo quản dược liệu trong 2 năm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *