Thu hoach, sơ chế và bảo quản Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum, Et Thonn)

1. Thời điểm thu hoạch

• Diệp hạ châu đắng là cây ngắn ngày, khi cây trên 45-60 ngày tuổi, lá ở gốc chớm vàng và có dấu hiệu rụng lá thì có thể bắt đầu thu hoạch.

2. Chuẩn bị dụng cụ và vật tư trước khi thu hoạch

• Dụng cụ thu hái: liềm cắt hoặc dao cắt; lưới lót hoặc bạt nhựa; xe chở, có thể bằng xe cải tiến, xe thồ thô sơ hoặc phương tiện khác tùy vào sản lượng thu hoạch; bạt lót nền phơi thảo dược; túi nilon, bao tải dứa, dây buộc; nhãn mác hàng hóa;
• Dọn dẹp nhà kho hoặc khu vực tạm trữ, phòng chống mối mọt, chuột, bọ, côn trùng xâm nhập;
• Tất cả các dụng cụ, vật tư sử dụng cho công tác thu hái cần được làm sạch, không bị gỉ sét, không bị nhiễm bẩn.
Di25E125BB2587p2Bh25E125BA25A12Bch25C325A2u2B2528Phyllanthus2Bamarus2BSchum252C2BEt2BThonn25292B9

3. Kỹ thuật thu hoạch

• Bộ phận thu hái làm dược liệu là phần thân và lá tươi;
– Dùng liềm cắt cách gốc 5-6cm, sau đó buộc lại thành từng bó nhỏ khoảng 10kg/bó
• Loại bỏ các lá vàng, cỏ rác, tạp chất, lá sâu;
• Bó thành từng bó, đưa về điểm sơ chế;
• Không xếp đống dược liệu phơi ngoài nắng dễ làm dược liệu bị hấp hơi, nhũn lá;
• Phải có bạt lót ở dưới để tập kết dược liệu khi bốc xếp lên xe;
• Không thu hoạch hoặc ngừng thu hoạch khi trời mưa, không khí ẩm ướt;
• Thu hoạch vào sáng sớm là thời điểm tốt nhất. Chuyển về nơi chế biến không quá 4 giờ sau khi thu hoạch.

4. Vận chuyển

• Các phương tiện để vận chuyển Diệp hạ châu đắng từ nơi thu hoạch về địa điểm chế biến cần phải được làm sạch thùng chứa trước khi sử dụng;
• Không dùng các phương tiện chở phân bón, thuốc trừ sâu, gia súc, gia cầm, hóa chất, đất cát và các vật có nguy cơ gây ô nhiễm để chở dược liệu;
• Trong quá trình bốc xếp dược liệu lên xe chú ý không dẫm lên dược liệu, không lèn chặt, không kết hợp việc vận chuyển dược liệu với các sản phẩm khác;
• Vận chuyển về đến địa điểm sơ chế phải tiến hành bốc dỡ dược liệu ngay, không để trên xe lâu, dược liệu tươi dễ bị hấp hơi, ngưng tụ nước hoặc nhũn do nóng làm giảm chất lượng dược liệu.

5. Kỹ thuật sơ chế

• Diệp hạ châu đắng được tập kết tại điểm sơ chế, dưới có bạt lót;
• Dược liệu được rửa sạch, loại bỏ cát, đá, tạp vật, sau đó để ráo nước;
• Dùng máy cắt (thái) dược liệu thành từng đoạn 2-4cm. Sau đó, dược liệu được làm khô bằng cách sấy hoặc phơi;
• Nếu phơi dưới ánh nắng mặt trời thì cần trải bạt xuống nền sân để phơi, không phơi trực tiếp dược liệu xuống sân. Thường xuyên trộn hay đảo cho dược liệu khô đều và không bị hấp hơi. Cần cố gắng đạt được độ khô đồng đều để tránh nấm, mốc;
• Không được cho gia súc, gia cầm, chim chóc, côn trùng, loài gặm nhấm và loài có hại khác vào khu vực sân phơi;
• Phơi hoặc sấy cho đến khi dược liệu khô giòn, dùng tay bẻ cành dược liệu một cách dễ dàng không có cảm giác quánh, dai có thể đóng bao để cất trữ, độ ẩm của dược liệu khi cất trữ không quá 13%;
• Trong khi phơi nếu gặp trời mưa, phải chuyển vào nhà và rải mỏng, không đắp đóng dược liệu gây sinh nhiệt làm giảm chất lượng và màu sắc dược liệu.

6. Đóng gói và bảo quản

* Đóng gói
• Diệp hạ châu đắng được đóng gói vào bao PE, buộc kín. Khối lượng tịnh được đóng gói phù hợp
tùy theo theo yêu cầu và mục đích sử dụng;
• Trong quá trình đóng gói, người đóng gói phải sử dụng bảo hộ lao động (mũ vải, găng tay, quần áo
bảo hộ, khẩu trang);
• Khi đóng gói, không được hút thuốc, ăn uống hay thực hiện các hành vi khác có nguy cơ làm ô nhiễm
dược liệu.
BẢO QUẢN VÀ LƯU KHO
• Dược liệu khô có độ ẩm dưới 12%, bảo quản trong núi ni-lon để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc, mọt;
• Cao khô được bảo quản trong túi PE và túi nhôm hàn kín, để nơi khô ráo và thoáng mát;
• Nơi lưu trữ dược liệu phải tránh xa với những khu vực có chất gây ô nhiễm, xăng dầu, gia súc, gia cầm, côn trùng, loài gặm nhấm và các vật gây hại khác. Tạm trữ ở nơi thông thoáng, không bị ẩm mốc, tránh nước mưa;
• Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, nhiệt độ không quá 30οC, tránh ánh sáng trực tiếp;
• Bảo quản trong kho, giá đỡ phải cách tường 5cm và cách mặt đất khoảng 10cm;
• Kiểm tra định kỳ;
• Không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào để bảo quản dược liệu.
Xem thêm  Thu hoach, sơ chế và bảo quản cây Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook.f)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *