Thu hoach, sơ chế và bảo quản Cát cánh (Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC

1. Xác định thời điểm thu hoạch

• Thời điểm thu hoạch vào cuối năm dương lịch, lúc này cây có biểu hiện hình thái lá úa vàng, có từ 50% số cây tàn lụi trở lên và kết thúc trước khi 100% số cây tàn lụi, thu hoạch lúc này đảm bảo hàm lượng hoạt chất của cây được tích lũy ở mức cao nhất;
• Trong điều kiện thời tiết thông thường, tại Bắc Hà vào cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 là thời điểm thuận lợi cho thu hoạch cát cánh.

Lưu ý: Người trồng cát cánh tại Bắc Hà áp dụng quy trình này năng suất dự kiến có thể đạt trung bình 02 tấn dược liệu khô/ha/năm và đạt tiêu chuẩn dược liệu cát cánh do công ty hay đơn vị sản xuất yêu cầu.

C25C325A1t2Bc25C325A1nh2B2528Platycodon2Bgrandiflorus2B2528Jacq.25292BA.2BDC2B8

 

2. Chuẩn bị dụng cụ và vật tư trước khi thu hoạch

• Dụng cụ thu hái: liềm cắt hoặc dao cắt; lưới lót hoặc bạt nhựa; xe chở, có thể bằng xe cải tiến, xe thồ thô sơ hoặc phương tiện khác tùy vào sản lượng thu hoạch; bạt lót nền phơi thảo dược; túi ni-lon, bao tải dứa, dây buộc; nhãn mác hàng hóa;
• Dọn dẹp nhà kho hoặc khu vực tạm trữ, phòng chống mối mọt, chuột, bọ, côn trùng xâm nhập;
• Tất cả các dụng cụ, vật tư sử dụng cho công tác thu hái cần được làm sạch, không bị gỉ sét, không bị nhiễm bẩn.
3. Phương pháp thu hoạch
• Chọn ngày nắng ráo, cắt bỏ bớt phần thân lá trên mặt đất chỉ để lại khoảng 10cm để tiện thu hoạch;
• Dùng cuốc để cuốc rễ củ cát cánh, nên cuốc một vồng rộng để tránh làm đứt ngang rễ củ;
• Rũ bỏ bớt đất cát và tạp chất khác, cho dược liệu vào bao để vận chuyển về khu sơ chế.

4. Vận chuyển sản phẩm

• Trong quá trình bốc xếp dược liệu lên xe chú ý không dẫm lên dược liệu để xếp xe, không nén chặt, không kết hợp vận chuyển dược liệu với các sản phẩm khác;
• Vận chuyển về địa điểm chế biến phải tiến hành tháo dỡ ngay dược liệu, không để trên xe lâu dược liệu dễ bị hấp hơi, ngưng tụ nước hoặc nhũn do nóng làm giảm chất lượng;
• Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu tiêu chuẩn GACP-WHO về vận chuyển dược liệu xem mục 1.2.8. đóng gói vận chuyển lưu kho.
C25C325A1t2Bc25C325A1nh2B2528Platycodon2Bgrandiflorus2B2528Jacq.25292BA.2BDC2B7

5. Kỹ thuật sơ chế

Sau khi cát cánh được vận chuyển về khu sơ chế, thực hiện theo các bước sau:
• Loại bỏ thân lá, cắt lấy phần rễ củ, loại tạp lần 1 (đất đá, cây cỏ khác,…);
• Rễ củ có dạng hình trụ thuôn dần về phía dưới hoặc phân thành nhánh, chiều dài từ 7cm trở lên, đường kính đạt 0,7cm trở lên, không bị thối, không bị dập;
• Rửa sạch và chà sát cho bong lớp vỏ lụa;
• Loại tạp chất lần 2: bao gồm thân lá cát cánh, cây và cỏ khác còn lại;
• Hong ráo nước trên giá kệ;
• Sấy khô: sấy ở nhiệt độ 60-70oC trong thời gian khoảng 20 giờ dược liệu cát cánh sẽ có độ ẩm đạt dưới 14%.
Cách nhận biết cảm quan dược liệu cát cánh đã khô:
• Cầm củ cát cánh thấy có các rãnh nhăn nheo theo chiều dọc củ và những nếp nhăn ngang, bóp thấy rắn chắc, dùng tay có thể bẻ củ làm đôi mà không bị dai quánh;
• Cát cánh khô cần đạt theo TCCS dược liệu do công ty hay đơn vị thu mua yêu cầu. Củ thường có màu vàng nhạt đến vàng nâu, không bị đen hay màu sắc bất thường;
• Thành phẩm phải đạt theo Tiêu chuẩn cơ sở dược liệu cát có các chỉ tiêu quan trọng cần đạt gồm: Hàm lượng platycodin D ≥ 0,1%, tạp chất lẫn không quá 1%, độ ẩm không quá 14%, nitrat không quá 200ppm.

6. Đóng gói và bảo quản

1. Đóng gói
• Dược liệu cát cánh khô được đóng gói vào bao PE, buộc kín. Khối lượng tịnh được đóng gói phù hợp tùy theo theo yêu cầu, mục đích sử dụng;
• Trong quá trình đóng gói, người đóng gói phải sử dụng bảo hộ lao động, bao gồm: mũ vải, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang. Khi đóng gói, không được hút thuốc, ăn uống hay thực hiện các hành vi khác có nguy cơ làm ô nhiễm dược liệu.
2. Bảo quản
• Dược liệu cát cánh khô, có độ ẩm dưới 12%-14%, được bảo quản trong bao hai lớp (lớp trong là bao nilon, lớp ngoài là bao tải dứa) buộc chặt miệng bao, xếp trên giá kệ, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc, mọt hoặc tốt nhất trong kho tạm trữ cách mặt đất 20cm;
• Kho phải đảm bảo luôn thoáng, sạch, không ẩm mốc, không bị côn trùng và các loài gặm nhấm phá hoại, nhiệt độ phòng cần giữ không quá cao (không quá 30oC) và ẩm độ không quá 70%;
• Tại nhà máy, dược liệu cát cánh được bảo quản trong kho dược liệu đạt tiêu chuẩn GSP;
• Nơi lưu trữ dược liệu phải tránh xa với những khu vực có chất gây ô nhiễm, xăng dầu, gia súc, gia cầm, côn trùng, loài gặm nhấm và các vật gây hại khác. Tạm trữ ở nơi thông thoáng, không bị ẩm mốc, không bị dột khi trời mưa;
• Thời gian bảo quản trong kho tạm trữ tối đa 03 tháng phải chuyển về nhà máy;
• Không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào để bảo quản dược liệu.
Xem thêm  Thu hoach, sơ chế và bảo quản Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum, Et Thonn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *