Thu hoach, sơ chế và bảo quản Atisô (Cynara scolymus L.)

1. Thời điểm thu hoạch

• Đối với lá, sau khi trồng khoảng 90 đến 100 ngày thì bắt đầu thu hoạch. Thời gian thu hoạch lá kéo dài khoảng 4-4,5 tháng;
• Đối với hoa, sau khi trồng khoảng 210-250 ngày qua quan sát thấy hoa đã đủ độ lớn có thể thu hoạch vì mục đích ăn tươi hay xắt mỏng phơi khô. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài khoảng 2 tháng;

• Sau khi thu hoạch hết lá và hoa thì thu thân và đào lấy gốc rễ. Thân và rễ được làm sạch đất, cắt khúc hoặc thái thành lát mỏng phơi sấy và bảo quản để chế biến dược liệu.

Thu2Bhoach252C2Bs25C625A12Bch25E125BA25BF2Bv25C325A02Bb25E125BA25A3o2Bqu25E125BA25A3n2BAtis25C325B42B2528Cynara2Bscolymus2BL.2529

2. Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch

• Các dụng bao gồm: liềm cắt hoặc dao cắt; lưới lót hoặc bạt nhựa; xe chở, (có thể bằng xe cải tiến, xe thồ thô sơ hoặc phương tiện khác tùy vào sản lượng thu hoạch); bạt lót nền phơi thảo dược; túi nilon, bao tải dứa, dây buộc; nhãn mác hàng hóa; máy cắt (thái) thuốc chuyên dụng;
• Dọn dẹp nhà kho hoặc khu vực tạm trữ, phòng chống mối mọt, chuột, bọ và côn trùng xâm nhập;
• Tất cả các dụng cụ, vật tư sử dụng cho công tác thu hái và sơ chế Atisô cần được làm sạch, không bị gỉ sét và nhiễm bẩn.

3. Kỹ thuật thu hoạch

Thu hoạch lá:

• Dùng tay hái lá từ 3-5 lá, nếu tỉa nhiều sẽ ảnh hưởng đến quang hợp của cây. Khi thu hoạch kết hợp với việc tỉa lá già, lá sâu bệnh cho vườn được thông thoáng;
• Lá sau khi thu hái được đưa vào bồn, rửa bằng nước sạch nhiều lần cho đến khi nước trong bồn rửa, không còn màu của đất;
• Vớt lá ra khỏi bồn rửa, để ráo nước, rọc lấy hai bên phiến lá đưa vào nhà máy chiết xuất cao Actisô.

Thu hoạch hoa tươi:

• Hoa đã đủ độ lớn dùng dao sắc thu hoạch vì mục đích ăn tươi hay xắt mỏng phơi khô. Thời gian thu hoạch hoa có thể kéo dài trong 2 tháng. Định kỳ từ 2-3 ngày thu hoạch một lần;
• Hoa sau khi thu hoạch được xịt bằng vòi nước có áp suất cho sạch đất;
• Để ráo nước;
• Cắt mỏng, làm khô bằng cách đưa hoa đã cắt vào hệ thống sấy;
• Dùng tay bẻ thấy giòn là đạt;
• Để nguội, lấy mẫu kiểm nghiệm;
• Sản phẩm đạt theo tiêu chuẩn kiểm nghiệm được đóng gói;
• Đóng gói trong túi PE sạch, khô, cột kín miệng bao;
• Bảo quản trong kho, giá đỡ phải cách tường 5cm và cách mặt đất khoảng 10cm;
• Định kỳ kiểm tra và sấy khô lại.

Thu hoạch thân:

• Sau khi thu hoạch hoa xong thì tiến hành thu hoạch thân. Dùng dao chặt ngang thân cách mặt đất tư 10-15cm;
• Thân sau khi thu hoạch được đưa vào bồn, rửa bằng nước sạch nhiều lần cho đến khi nước trong bồn rửa, không còn màu của đất;
• Vớt thân ra khỏi bồn rửa, để ráo nước;
• Cắt ngang thành từng miếng dày khoảng 0,3-1,5 cm;
• Làm khô bằng cách đưa thân đã cắt vào hệ thống sấy khô;
• Kiểm tra bằng cảm quan: dùng tay bẻ thấy giòn là được;
• Để nguội, lấy mẫu kiểm nghiệm;
• Sản phẩm đạt theo tiêu chuẩn kiểm nghiệm được đóng gói;
• Đóng gói trong túi PE sạch, khô, cột kín miệng bao;
• Bảo quản trong kho, giá đở phải cách tường 5cm và cách mặt đất khoảng 10cm;
• Định kỳ kiểm tra và sấy lại.

Thu hoạch rễ:

• Sau khi thu hoạch thân xong thì tiến hành thu hoạch rễ, dùng cào 3 chân hoặc nĩa đào đất lấy rễ;
• Rễ sau khi thu hoạch được xịt bằng vòi nước với áp suất lớn để rửa sạch đất;
• Đưa vào bồn, rửa bằng nước sạch nhiều lần cho đến khi nước trong bồn rửa, không còn màu của đất;
• Vớt rễ ra khỏi bồn rửa, để ráo, cắt ngang rễ thành từng miếng;
• Đối với rễ lớn (phần gần thân cây): cắt thành từng lát dày khoảng 0,2-0,5 cm, đường kính 0,5-3 cm, dài 6-15 cm;
• Đối với rễ khúc (phần rễ nhỏ, đường kính 0,5-3 cm), cắt thành từng khúc dài 6-15 cm;
• Đưa rễ đã cắt vào hệ thống sao sấy đến khô giòn;
• Dùng tay bẻ thấy giòn là được;
• Sản phẩm đạt theo tiêu chuẩn kiểm nghiệm được đóng gói.
Lưu ý: Các bộ phận sấy khô của cây Atisô hút ẩm rất mạnh, vì vậy cần được bảo quản kỹ trong các bao nylon kín và thường xuyên kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời.

4. Vận chuyển sản phẩm

– Các phương tiện sử dụng để vận chuyển Atisô từ nơi thu hoạch về địa điểm chế biến cần phải được làm sạch trước khi sử dụng;
– Không dùng các phương tiện chở phân bón, thuốc trừ sâu, gia súc, gia cầm, hóa chất, đất cát và các vật có nguy cơ gây ô nhiễm để chở dược liệu;
– Trong quá trình bốc xếp, không dẫm lên dược liệu, không nén chặt, không kết hợp vận chuyển dược liệu với các sản phẩm khác;
– Vận chuyển về địa điểm chế biến phải tháo dỡ ngay, không để lâu trên xe dễ bị hấp hơi, ngưng tụ nước hoặc nhũn do nóng làm giảm chất lượng của dược liệu.

5. Kỹ thuật sơ chế

Cao Atisô

• Sau khi sơ chế sạch, Atisô nguyên liệu được đưa vào quá trình trích ly bằng hơi nước rồi cơ đặc bằng cơng nghệ chân không nhiệt độ thấp;
• Đa phần các đơn vị sản xuất cao Atisô hiện nay đều thực hiện theo phương pháp này để đảm bảo quá trình sản xuất không làm mất đi hoạt chất xinalin (hoạt chất giúp giải độc gan) và các dẫn chất quan trọng khác có trong cây Atisô.

Hoa, rễ và thân Atisô

• Nguyên liệu Atisô tươi sạch, lựa chọn những bông hoa tươi không úa vàng, không sâu bệnh;
• Rửa sạch, loại bỏ tạp chất;
• Dùng máy cắt lát độ dầy 10mm;
• Sấy củi khô dán tiếp và lấy hơi nóng tự nhiên;
• Tiêu chuẩn độ ẩm 13%.

6. Đóng gói và bảo quản

Đóng gói
• Cao Atisô (từ lá tươi Atisô) được đóng vào túi PE mỗi túi 5kg hoặc hộp 100g;
• Hoa, thân, Rễ khô được bọc trong túi PE.
Bảo quản
• Đựng trong bao bì kín, nơi khô, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp.
• Bảo quản trong kho, giá đỡ phải cách tường 5cm và cách mặt đất khoảng 10cm.
• Định kỳ kiểm tra và sấy lại.
Xem thêm  Thu hoach, sơ chế và bảo quản cây Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook.f)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *