Thông tin chung về cây Ớt (Capsium frutescens L)

Ớt (Capsium frutescens L) có nguồn gốc từ châu Mỹ, ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau, và thuốc. Quả ớt chứa nhiều Vitamin A, Vitamin C gấp 5-10 hai loại sinh tố này có trong cà chua và cà rốt. Chất cay trong quả Ớt có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học để làm giảm đau các bệnh đau khớp, đau dây thần kinh. Ớt còn là vị thuốc giúp kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon và chóng tiêu.
25E125BB259At2B2528Capsium2Bfrutescens2BL25292B1

1. Tên loài

Tên thường gọi: Ớt
Tên địa phương: Lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu, hải tiêu, mác phất (Tày)
Tên khoa học: Capsium frutescens L. Thuộc họ Cà (Solanaceae)

2. Đặc điểm thực vật

– Ớt thuộc loại thân cỏ, cây không cao nhưng nhiều cành lá;
– Lá hình thoi, mọc đối nhau, có cuống. Lá hơi nhọn về phía ngọn;
– Hoa đơn 5 cánh, mọc ở nách lá;
– Quả khi non có màu xanh, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có vị cay nồng;
– Ớt mọc nông, rễ chùm, cây Ớt không chịu được úng nhưng chịu nóng rất tốt. Do bộ rễ ăn nông nên Ớt không chịu được hạn;
– Trong họ nhà Ớt có rất nhiều loại, mỗi loại có một đặc điểm hình thức riêng.
25E125BB259At2B2528Capsium2Bfrutescens2BL25292B3

3. Đặc điểm phân bố sinh thái

– Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhưng nay Ớt được trồng khắp mọi nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau và dược liệu;
– Ớt là cây chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng là 18-30oC;
– Nhiệt độ cao trên 32oC và thấp dưới 15oC, cây sinh trưởng kém và hoa dễ rụng;
– Ớt chịu được điều kiện che rợp đến 45%, nhưng che rợp nhiều hơn Ớt chậm trổ hoa và rụng nụ;
– Ớt phát triển tốt ở đất thịt nhẹ, đất pha cát dễ thoát nước. Hạt nảy mầm ở 25-30oC, dưới 10oC hạt không mọc. Thời kỳ ra hoa cần nhiệt độ 15-20oC, cần nhiều ánh sáng.

4. Giá trị sử dụng

– Ngoài công dụng làm gia vị, Ớt là vị thuốc kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon và chóng tiêu;
– Quả chứa nhiều vitamin A và C, gấp 5-10 trong Cà chua và Cà rốt;
– Chất cay trong quả Ớt là Capsaicin, có công dụng trị bệnh được dùng trong y học để giảm đau (đau
khớp, đau dây thần kinh);
– Dùng lá giã nhỏ đắp vào vết thương do rắn cắn hay các vết lở ngứa ngoài da;
– Rễ, nhất là Ớt hiểm, có thể sắc uống để trị bệnh sốt rét.
Xem thêm  Kỹ thuật trồng thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) trong tán rừng trồng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *