Thông tin chung về cây Đương Quy Nhật Bản (Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.) Kitag)

Đương Quy Nhật Bản (Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.) Kitag) là dược liệu quý trong y học cổ truyền cũng như trong y học hiện đại ở Việt Nam. Bộ phận sử dụng làm thuốc là rễ đương quy (Radix Angelicae acutiloba). Trong đông y, đương quy được chỉ định trong các đơn thuốc bổ và trị bệnh thiếu máu, đau đầu, cơ thể suy yếu, suy tim, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, tê liệt, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, đau kinh, bế kinh.
25C4259025C625B025C625A1ng2BQuy2BNh25E125BA25ADt2BB25E125BA25A3n2B2528Angelica2Bacutiloba2B2528Siebold2B25262BZucc.25292BKitag2529

1. Tên loài

Tên thường gọi: Đương quy Nhật Bản
Tên khoa học: Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.) Kitag. Họ Hoa tán Apiaceae

2. Đặc điểm thực vật

• Là cây thân thảo, cao từ 75-100cm khi ra hoa;
• Lá có cuống dài, có bẹ lá phía gốc, cuống lá màu tím nhạt, lá xẻ lông chim 3 lần, mép lá có răng cưa,
không có lông;
• Hoa tự hình tán kép, cánh hoa màu trắng. Hoa của bông trung tâm nở trước, sau đó lần lượt đến hoa
ở cành cấp 1, cấp 2, cấp 3. Thứ tự các cấp cành nở hoa cách nhau từ 4-6 ngày;
• Quả bế đôi, thuôn dài 4-5mm, hẹp dần về phía gốc. Tâm bì có gân, có 4-5 ống dẫn ở phần lưng, bốn chiếc ở mặt bụng;
• Rễ cọc có rễ phụ, toàn thân có mùi thơm đặc biệt;

• Mùa hoa tháng 3-4; Mùa quả tháng 6-7.

Xem thêm  Thông tin chung về cây Atisô (Cynara scolymus L.)

25C4259025C625B025C625A1ng2BQuy2BNh25E125BA25ADt2BB25E125BA25A3n2B2528Angelica2Bacutiloba2B2528Siebold2B25262BZucc.25292BKitag25292B1 25C4259025C625B025C625A1ng2BQuy2BNh25E125BA25ADt2BB25E125BA25A3n2B2528Angelica2Bacutiloba2B2528Siebold2B25262BZucc.25292BKitag25292B3

3. Đặc điểm phân bố và sinh thái

• Đương quy trồng trong sản xuất hiện nay được nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam năm 1990;
• Cho đến nay chưa tìm thấy Đương quy mọc tự nhiên trong hệ thực vật Việt Nam;
• Đương quy được trồng nhiều ở phía Bắc Việt Nam nơi có khí hậu á nhiệt đới (Sa Pa, Bắc Hà, Tam Đảo, Mộc Châu) và vùng cao tây nguyên (Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kon Tum.);
• Đương quy thích ứng với khí hậu mát ẩm, biên độ nhiệt độ 15-250C, lượng mưa 1600-2000 mm/ năm, đất giàu mùn.

4. Giá trị sử dụng

• Bộ phận dùng làm thuốc là rễ Đương quy (Radix Angelicae acutiloba);

• Trong đông y, Đương quy được chỉ định trong các đơn thuốc bổ và trị bệnh thiếu máu, đau đầu, cơ thể suy yếu, suy tim, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, tê liệt, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, đau kinh, bế kinh.

25C4259025C625B025C625A1ng2BQuy2BNh25E125BA25ADt2BB25E125BA25A3n2B2528Angelica2Bacutiloba2B2528Siebold2B25262BZucc.25292BKitag25292B9

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *