Thông tin chung về cây Atisô (Cynara scolymus L.)

Atisô (Cynara scolymus L.) là một dược liệu quý trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại ở Việt Nam, có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện và chữa các chứng bệnh về gan và thận. Bộ phận sử dụng làm thuốc gồm lá, hoa, thân và rễ.
Th25C325B4ng2Btin2Bchung2Bv25E125BB25812Bc25C325A2y2BAtis25C325B42B2528Cynara2Bscolymus2BL.2529

1. Tên loài

Tên thường gọi: Atisô
Tên khoa học: Cynara scolymus L.

2. Đặc điểm thực vật

• Atisô là cây thảo lớn, cao 1-1,2m, có thể đến 2m;
• Thân cao, thẳng và cứng, có khía dọc và phủ lông trắng như bông;
• Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn;
• Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống;
• Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng.

3. Đặc điểm phân bố và sinh thái

• Atisô là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai) hay Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay Atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng (như Hải Dương) cây vẫn phát triển tốt;
• Cây Atisô thích hợp với điều kiện khí hậu ôn đới, á nhiệt đới trong giai đoạn phát dục ra hoa đòi hỏi biên độ nhiệt cao sẽ cho năng suất cao;
• Cây Atisô trổ hoa khi trồng ở độ cao 1200m so với mặt nước biển;
• Cây Atisô rất cần điều kiện ánh sáng dồi dào thì mới đạt năng suất cao và cân đối ổn định về tỷ lệ thân, rễ, lá và bông.

4. Giá trị sử dụng

• Bộ phận sử dụng là lá bắc và đế hoa. Không chỉ để làm thuốc mà còn dùng để ăn;
• Hoạt chất chính của Atisô là cynarine (Acide 1-3 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri;
• Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá Atisô tươi.
Xem thêm  Thông tin chung về cây Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook.f)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *