Thông tin chung về Cát cánh (Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC)

Cát cánh (Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC) là dược liệu quý trong y học cổ truyền cũng như trong y học hiện đại ở Việt Nam. Bộ phận sử dụng làm thuốc là rễ củ. Cát cánh được biết đến là một thảo dược quý giúp điều trị các bệnh ho, viêm phế quản, viêm amiđan, viêm họng, trừ đờm và chống cảm lạnh.
C25C325A1t2Bc25C325A1nh2B2528Platycodon2Bgrandiflorus2B2528Jacq.25292BA.2BDC2529

1. Tên loài

Tên thường gọi: Cát cánh
Tên địa phương: Cát cánh, Cát Kiến
Tên khoa học: Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC

2. Đặc điểm thực vật

• Cây thảo, sống lâu năm, thân mềm, màu lục xám, chứa nhựa mủ, cao 50-80cm;
• Rễ củ đôi khi phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt;
• Lá có cuống ngắn hoặc gần như không cuống, hình trứng, dài 3-6cm, rộng 1-2,5cm, gốc tròn, đầu nhọn, cuống hẹp, rìa lá có răng cưa, ở giữa thân cây trở xuống lá mọc đối hoặc có 3-4 vòng lá, lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le;
• Hoa hình chuông, cánh hoa màu tím xanh hay màu trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành bông thưa ở kẽ lá gần ngọn, đường kính 3-5cm;
• Đài có 5 thùy màu lục, tràng gồm 5 cánh hợp, 5 nhị đực, 1 nhị cái, đầu nhị xẻ 5;
• Quả nang, hình trứng bao bọc bởi đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ, hình bầu dục, màu đen nâu;
• Mùa hoa tháng 5-7, mùa quả tháng 8-9.

3. Đặc điểm phân bố và sinh thái

• Cát cánh là cây ngày dài có nguồn gốc từ Trung Quốc, ưa khí hậu ôn hòa, ẩm ướt, nhiều ánh sáng;
• Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 25-30oC (cao nhất 35oC, thấp nhất 15oC);
• Khả năng chịu hạn kém, đặc biệt không chịu được ngập úng;
• Ở đồng bằng và trung du, mùa Đông trùng với thời kỳ cây non, cát cánh sinh trưởng phát triển gần như liên tục từ khi trồng tới lúc thu hoạch. Ở miền núi, cây phải trải qua kỳ ngủ Đông, lúc này phần thân lá bị tàn lụi, không nên cắt mà để cây tự lụi. Việc cắt sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh dễ xâm nhập;
• Phương thức sinh sản bằng hạt (hữu tính).
C25C325A1t2Bc25C325A1nh2B2528Platycodon2Bgrandiflorus2B2528Jacq.25292BA.2BDC25292B1

4. Giá trị sử dụng

• Bộ phận sử dụng là rễ củ vì chứa nhiều saponin;
• Rễ cát cánh (radix platycodi) được sử dụng trong y học cổ truyền để làm chất kháng viêm để điều trị các chứng ho, viêm phế quản, viêm amiđan, viêm họng, trừ đờm và chống cảm lạnh.
Xem thêm  Thông tin chung về cây Atisô (Cynara scolymus L.)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *