Tác dụng của cây rau khúc

Tác dụng của cây rau khúc

Rau khúc còn có tên là khúc nếp, thử khúc thảo, thử nhĩ, hoàng hoa bạch ngải, phật nhĩ thảo, thanh minh thảo. Loại rau này được dùng như vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn, họ nhiều đờm, chữa nhiễm độc đậu tằm, phong thấp đau nhức.

Rau khúc là loài cây thảo sống hằng năm, thân mảnh, cao chừng 10 – 20cm, có lông trắng mềm. Lá thuôn hình dỉa, có mũi nhọn, với lông mịn trắng ở mặt dưới. Cụm hoa hình bông hay hình chuỳ mọc ở ngọn. Lá bắc thuôn hình trái xoan, hoa cải và hoa lưỡng tính rất nhiều. Tràng hoa các mảnh có ba răng nhỏ, tràng hoa lưỡng tính phình to từ gốc đến đỉnh.

Quả bể thuôn dài. Loài rau khúc này mọc hoang dại ở các vùng nông thôn khắp nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung; thường gặp trên các ruộng khô, bờ ruộng, ven đường…

Để làm thuốc, thường hái lá hoặc toàn cây, tốt nhất vào lúc trước khi cây ra hoa hoặc tuy đã có hoa nhưng chưa nở. Dùng tươi tốt nhất, nhưng cũng có thể phơi khô để dùng dần.

Rau khúc có nhiều biến loài, nhưng đều được sử làm thuốc với cùng tác dụng. Theo Đông y, rau khúc có vị ngọt, tính bình; Vào 3 kinh Phế, Tỳ và Vị. Có công dụng khư phong tán hàn, hóa đàm chỉ khái, lợi thấp, giải độc.

Dùng ngoài chữa lở ngứa ngoài da, phong chẩn mẩn tịt, mụn nhọt sưng đau. Trong dân gian, ngoài công dụng làm bánh khúc ăn, thường dùng lá khúc để chữa họ, viêm chi phế quản.

Xem thêm  Vị thuốc chữa bệnh từ củ cải trắng

Tác dụng của cây rau khúc

Liều dùng: Ngày dùng 10 – 16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể thái nhỏ cho vào một ít dường, hấp trên nồi cơm cho uống. Dưới đây là một số bài thuốc dùng rau khúc.

Chữa cảm lạnh phát sốt, họ: Dùng toàn cây rau khúc khô 15 – 20g (hoặc 30 – 40g tươi), sắc nước uống trong ngày; có thể thêm tía tô, kinh giới, mỗi thứ 9g, cùng sắc uống.

Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: Dùng độc vị rau khúc khô 30g sắc uống; Hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 10g cùng sắc uống. Còn có thể dùng: Rau khúc khô 30g, ma hoàng 6g, khoản đông hoa, hạnh nhân, bạch tiền, mỗi thứ 9g, sắc uống.

Chữa họ nhiều đờm: Dùng rau khúc khô 15 – 20g, đường phèn 15 – 20g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa cao huyết áp: Dùng rau khúc khô 12g, cậu đằng 9g, tang ký sinh 9g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa đầy bụng, tiêu chảy: Dùng toàn cây rau khúc khô 30 -60g, kê nội kim (màng mề gà) 1 cái, sắc nước uống trong ngày.

Chữa gân cốt sưng đau, chân và đầu gối sưng thũng, đòn ngã tổn thương: Dùng toàn cây rau khúc khô 30 – 60g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa vết thương sưng tấy, vết thương không liền miệng: Dùng toàn cây rau khúc khô 30g, sắc nước uống trong ngày; đồng thời giã lá rau khúc tươi trộn với cơm giã nát đắp lên vết thương.

Xem thêm  Cà rốt thải độc cho bệnh nhân khớp

Chữa nhọt đầu đinh mới mọc: Dùng lá rau khúc tươi trộn với cơm nguội và vài hạt muối đắp lên nhọt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *