Quản lý sâu bệnh với cây Xuyên khung (Ligusticum striatum)

Việc phòng trừ sâu bệnh hại với cây Xuyên khung được thực hiện theo nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp IPM và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo tiêu chuẩn và nguyên tắc GACP-WHO.

1. Các kỹ thuật phòng sâu bệnh hại

• Cày ải phơi đất 1 tuần trước khi trồng để diệt trứng và nhộng hoặc cho nước ngập vào ruộng, ngâm khoảng 1 ngày đêm sau đó tháo cạn, để ráo ruộng trước khi gieo trồng;
• Trồng cây đúng mật độ, đúng khoảng cách, đúng quy trình kỹ thuật;
• Thường xuyên thăm đồng để theo dõi tình hình sinh trưởng của cây;
• Theo dõi tốc độ sinh trưởng của cây để xác định việc bổ sung dinh dưỡng và nước cho từng giai đoạn phù hợp;
• Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trên ruộng và quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu;
• Cần thoát nước kịp thời khi trời mưa;
• Xuyên khung có thể trồng luân canh với các loại cây ngũ cốc hoặc các cây họ đậu.
Xuy25C325AAn2Bkhung2B2528Ligusticum2Bstriatum25292B2

2. Sâu hại

BỆNH SÂU XÁM (Agrotis ypsilon Rott)

Đặc điểm gây hại:

• Khi còn non sâu ăn lá non, khi sâu trưởng thành thường cắn đứt ngang mầm Xuyên khung gây chết cây;
• Thường gây hại vào tháng 2 và tháng 3 hàng năm.

Cách diệt trừ

• Có thể dùng Basudin 30kg/ha để xử lý đất, bằng cách rắc đều lên ruộng trước khi lên luống, hoặc bắt bằng tay vào các buổi sáng sớm hay đánh bả cho sâu chết;
• Ruộng bị sâu xám hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học như: E70, Exin 2.0SC. Exin SAT.Trường hợp phải dùng thuốc trừ sâu hóa học chỉ được dùng các loại thuốc trừ sâu có trong danh mục được phép sử dụng như: Sherpa 25EC, Shertin 5.0EC, Abamectin 36EC để trừ sâu hại;
• Xem cách sử dụng và liều lượng trên bao bì của thuốc;
• Phun vào lúc buổi chiều tối là hiệu quả cao nhất.

RỆP XANH MYZUS PERSICAE (Sulzer)

Đặc điểm gây hại

• Rệp xanh gây hại trên các lá chồi non. Rệp phát triển mạnh khi nhiệt độ và độ ẩm cao, những nơi lá mọc dày, ít có ánh sáng. Thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, đặc biệt khi thời tiết nắng mưa xen kẽ (vào tháng 4-5) ở giai đoạn này cây đang phát triển mạnh, dễ bị rệp phá hoại;
• Rệp hại thường chích hút nhựa cây;
• Cây bị rệp hại thường sinh trưởng, phát triển kém.

Cách diệt trừ

• Rệp xuất hiện và phát triển mạnh có thể dùng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học như: E70, Exin 2.0SC. Exin SAT hoặc các loại thuốc trừ sâu có trong danh mục được phép sử dụng như: Sherpa 25EC, Vithoxam 350SC, Actara 25WG… để phòng trừ;
• Xem cách sử dụng và liều lượng trên bao bì của thuốc;
• Phun vào lúc rệp còn ở tuổi non, chưa có cánh là hiệu quả cao nhất, cần thay đổi luân phiên các loại thuốc trừ sâu tránh hiện tượng sâu nhờn thuốc, quen thuốc dẫn đến sâu kháng thuốc hiệu quả phòng trừ không cao.

3. Bệnh hại

BỆNH THỐI CỦ

Đặc điểm gây hại

• Bệnh thối củ chủ yếu do nấm Rhizoctonia solani, Fusarium solani gây ra, ngoài ra còn có các loại nấm như: Pythium spp, Fusarium sp… tồn tại trong đất, nguồn nước, hạt giống hoặc nấm bệnh lan truyền trong không khí gây hại.

• Đặc điểm gây hại:

– Cây mới nhiễm bệnh có biểu hiện phát triển không cân đối;
– Phần cây nhiễm bệnh lá bị vàng, lá bé, nhăn nheo, viền lá cháy khô;
– Khi vết bệnh bao quanh cổ rễ, thân, cây sẽ héo dần và chết;
– Quan sát phần rễ, cổ rễ, phần thân cây sát cổ rễ, vết bệnh thâm đen, ẩm độ cao vết bệnh sũng nước, khô thì thối mục, bên ngoài vết bệnh bao phủ một lớp nấm trắng hồng hoặc trắng xám hoặc nâu nhạt tùy theo loại nấm gây hại.

• Cách trừ

– Có thể sử dụng một số loại thuốc phòng trừ sau: Daconil 75 WG, Score 250 ND.
Xuy25C325AAn2Bkhung2B2528Ligusticum2Bstriatum25292B5

BỆNH GỈ SẮT

• Nguyên nhân do nấm Hemileia vastatrix B & Br gây ra, thường xuất hiện từ tháng 9.

• Đặc điểm gây hại:

– Trên mặt lá xuất hiện đốm màu nâu xám, mặt sau lá hình thành các chấm bột màu vàng da cam mọc rải rác trên đốm bệnh;
– Bệnh lan dần trên lá về sau bột màu vàng phủ hết lá;
– Lúc bệnh nặng phát tán theo chiều gió;
– Khi lây lan các lá bệnh mới xuất hiện các đốm màu vàng hình dạng kích thước khác nhau, về sau chuyển thành màu nâu sẫm;
– Bệnh rỉ sắt thường không làm chết cây ngay lập tức, mà làm cây chậm phát triển trầm trọng, cây đốm lá, lá nhỏ, thân cây nhỏ, và rụng lá dần, giảm năng suất củ.

• Cách trừ:

– Có thể sử dụng một số loại thuốc phòng trừ
sau: Anvil 5 SC, Daconil, thuốc trừ bệnh có
nguồn gốc sinh học Exin 45SC.
Xem thêm  Quản lý sâu bệnh trên cây Cà gai leo (Solanum hainanense Hance/Solanum procumbens Lour)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *