Quản lý sâu bệnh với cây Nghệ (Zingiberaceae)

1. Bệnh hại

1.1 Bệnh thối củ

Bệnh lây lan rất nhanh và khó kiểm soát. Bệnh thối củ có 2 loại:

THỐI KHÔ

• Do nấm Fusarium solani gây ra;
• Nấm bệnh tấn công vào phần cổ rễ sát mặt đất, làm cho cây lá vàng úa và rủ xuống, đào lên sẽ thấy trên bề mặt củ xuất hiện những vết đốm nhỏ màu nâu xám;
• Nếu không áp dụng biện pháp chữa trị thì bệnh sẽ phát triển mạnh làm cho củ khô và xốp, sau vài ngày cây vàng lụi và chết. Bệnh thối khô không làm củ có mùi hôi.

BỆNH THỐI NHŨN

• Do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra:
• Bệnh làm cho thân và củ bị thối, khi bóp phần thân hay củ bị thối sẽ thấy nước chảy ra và có mùi rất khó chịu;
• Phần thân và củ bị thối ngâm vào cốc nước sẽ có dịch trắng.

CƠ CHẾT PHÁT SINH BỆNH

• Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào vết thương và phá vỡ các tế bào mô, mạch dẫn cây không vận chuyển được nước và dinh dưỡng để nuôi thân lá. Bệnh thường xuất hiện trên những ruộng thấp, khó thoát nước, hoặc tưới nước quá nhiều;
• Bệnh tồn tại trong đất, rất dễ phát triển và lân lan, nhất là vào mùa mưa điều kiện thuận lợi cho nấm
khuẩn phát triển. Ngoài ra, canh tác Nghệ liên tục và lâu năm mà không áp dụng các biện pháp cải tạo và diệt nấm khuẩn trong đất thì bệnh lây lan từ mùa này qua mùa khác.

CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH

• Biện pháp canh tác:
+ Bố trí mật độ và thời vụ trồng phù hợp;
+ Chọn vùng đất cao và dễ thoát nước;
+ Bón phân hữu cơ trước khi trồng, phun qua lá các chế phẩm phân bón lá với mục đích bổ sung vi lượng, trung lượng theo các thời kỳ cây sinh trưởng phát triển. Bón phân gốc cân đối các thành phần đạm-lân-kali-lưu huỳnh;
+ Chọn giống sạch bệnh, thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ khâu sản xuất giống cây con.
• Biện pháp trị bệnh
+ Sử dụng thuốc Booc đô 1% tưới ướt đẫm gốc;
+ Tưới 2 lần cách nhau 7 ngày, nên chú ý phát hiện bệnh sớm, để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Ngh25E125BB25872B2528Zingiberaceae25292B5

1.2 Bệnh thán thư

Các vùng trồng Nghệ phải đối mặt với một dịch bệnh mới, đó là bệnh đốm rụi lá, bệnh gây hại nặng giai đoạn trước thu hoạch 2-3 tháng, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng.
Bệnh đã phát triển nặng và gây cháy rụi nhiều thửa ruộng, nên một số phải thu hoạch sớm. Triệu chứng ban đầu xuất hiện nhứng đốm chấm nhỏ, màu nâu, sau đó vết bệnh lan dần thành những vết hình tròn, xung quanh có quầng vàng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành vết bệnh lớn, gây khô cả phiến lá, trên thân, hoa cũng xuất hiện những triệu chứng tương tự. Bệnh nặng làm toàn bộ Nghệ bị vàng, héo khô.
Nghệ chỉ mới phát triển diện tích trong một vài năm gần đây, nên các dịch hại từ trước đến nay chưa được tìm hiểu, phổ biến. Khi xẩy ra bệnh, người dân cũng như các cơ quan khó đưa ra các biện pháp phòng trừ.
Bệnh đốm lá, gây vàng lá, cháy lá Nghệ theo chúng tôi quan sát, phân tích và nhận định đó là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum capsici gây ra. Nó xuất hiện dưới dạng các đốm nâu, lúc đầu không có quầng vàng, khi các vết đốm lớn dần quầng vàng bắt đầu xuất hiện. Các đốm không đều, có kích cỡ khác nhau trên bề mặt lá, tâm vết bệnh màu nâu, xám hoặc xám nhạt, các đốm hình elip cũng được ghi nhận. Các vết bệnh liên kết với nhau, tạo thành vết đốm không đều có thể bao phủ toàn bộ lá, cuối cùng dẫn đến khô lá.
Đây cũng là loài nấm gây bệnh thán thư phổ biến trên ớt và nhiều loài cây trồng khác, bệnh lây lan nhờ gió, nước và các tiếp xúc khác. Khi cây nhiễm bệnh nặng gần như các biện pháp phòng trừ không hiệu quả, do các vết bệnh đã phá hủy các mô lá và nấm đã phát sinh bào tử.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Dọn sạch tàn dư các cây bệnh, bao gồm cả lá, thân đã thối rũ gục xuống ruộng đưa đi tiêu hủy để giảm
tích lũy nguồn bệnh; Không nên luân phiên với các cây trồng dễ nhiễm nấm gây bệnh này như ớt…; Đối với các ruộng vụ trước nhiễm bệnh, nên xử lý đất bằng vôi bột trước trồng tối thiểu 2 tuần; Cắt bỏ các lá vàng, khô hoặc đốm dày đặc trên lá do bệnh nặng, các lá vàng ở gốc mang ra khỏi ruộng tiêu hủy;
Tiến hành phòng trừ khi bệnh chớm xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu chưa có quầng vàng, hoặc quầng vàng chưa rõ (lúc này chưa hình thành đĩa cành và chưa có bào tử phân sinh); TP new; Boócđô 1%; dung dịch tỏi…
Ngh25E125BB25872B2528Zingiberaceae25292B6

2. Sâu hại

Trên Nghệ ít bị sâu hại tấn công, giai đoạn cây còn nhỏ có một số côn trùng gây hại như cào cào,
châu chấu, rệp…Sử dụng thuốc thảo mộc tại địa phương để phòng trừ.
Xem thêm  Quản lý sâu bệnh cho cây Cát cánh (Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *