Quản lý sâu bệnh với cây Đương Quy Nhật Bản (Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.) Kitag)

1. Sâu hại

SÂU XÁM (Agrotis ypsilon)

• Đặc điểm gây hại:
– Thường gây hại vào tháng 1-2 hàng năm;
– Sâu thường xuất hiện vào giai đoạn cây con và gây hại trầm trọng nhất ở những vùng đất nhẹ, đất cát nơi sâu non có thể vùi mình dễ dàng. Chúng phát sinh ở thời tiết lạnh và ẩm độ cao;
– Sâu non mới nở sống ở trên lá cây, ăn phần mô lá tạo nên những vết thủng li ti trên bề mặt lá;
– Sâu tuổi 2, ban ngày sâu ẩn nấp dưới mặt đất ngay dưới gốc cây, hoặc mặt dưới của lá, ban đêm chui lên ăn lá non hoặc gặm xung quanh thân cây non;
– Từ tuổi 3 + 4 trở đi sâu phá mạnh, cắn đứt ngang thân cây (làm cây bị khuyết hoặc bị cắn đứt) kéo xuống đất. Mỗi đêm, một con sâu có thể cắn đứt 3-4 cây non.
• Biện pháp diệt trừ:
+ Nếu mật độ thấp thì nên bắt bằng tay vào lúc chiều tối;
+ Nếu mật độ sâu hại cao: ưu tiên dùng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học E70, Exin 2.0SC, Exin SAT. Trường hợp cần phải dùng đến các loại thuốc trừ sâu hóa học, phải sử dụng loại thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, tham khảo các loại thuốc sau: Sherpa 10EC, Tập kỳ 1.8EC, Vifast 5ND Phun vào lúc chiều tối là có hiệu quả nhất. Nồng độ, liều lượng, số lần phun theo

hướng dẫn ghi trên nhãn của mỗi loại thuốc. Lưu ý sau mỗi lần phun thuốc phải ghi chép đầy đủ thông tin vào biểu 4 của sổ ghi chép.

25C4259025C625B025C625A1ng2BQuy2BNh25E125BA25ADt2BB25E125BA25A3n2B2528Angelica2Bacutiloba2B2528Siebold2B25262BZucc.25292BKitag25292B7

NHỆN ĐỎ (Panonychus citri Mc. Gregor)

• Đặc điểm gây hại:
– Nhện đỏ thường phát sinh gây hại vào tháng 6-7, lúc thời tiết nắng nóng;
– Nhện đỏ sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá;
– Nhện đỏ chích hút mô dịch của lá cây làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ, còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng;
– Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi;
– Khi mật độ nhện hại cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.
• Biện pháp diệt trừ:
– Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học hoặc thuốc Pegasus 500SC với nồng độ 0,1%, liều lượng, số lần phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn của mỗi loại thuốc.

RỆP VẢY XANH (Coccus viridis)

• Đặc điểm gây hại:
– Rệp thường chích hút nhựa cây, làm cây sinh trưởng phát triển kém;
– Rệp sinh trưởng và phát triển mạnh khi thời tiết khô hanh, những nơi lá mọc dày, ít có ánh sáng;
– Chúng tiết ra các chất ngọt dẫn đến việc tạo thành 1 lớp muội đen bao phủ lá làm giảm khả năng quang hợp, trường hợp gây hại nặng có thể làm rụng lá. Rệp trưởng thành có thể sống kéo dài 2-5 tháng;

• Biện pháp diệt trừ: Sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học hoặc thuốc trừ sâu hóa học có trong danh mục được phép sử dụng như: Regent 800WG, Ofatox 400EC phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì nhãn mác. Phun vào giai đoạn rệp tuổi non chưa có cánh hiệu quả phòng trừ cao hơn.

Xem thêm  Quản lý sâu bệnh với cây Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.)

25C4259025C625B025C625A1ng2BQuy2BNh25E125BA25ADt2BB25E125BA25A3n2B2528Angelica2Bacutiloba2B2528Siebold2B25262BZucc.25292BKitag25292B8

2. Bệnh hại

BỆNH LỞ CỔ RỄ (Rhizoctonia solani)

• Đặc điểm gây hại:
– Thường xảy ra trên chân đất trồng Đương quy những vụ trước và đã có mầm bệnh;
– Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho
cây con;
– Nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển là 25- 30oC;
– Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại;
– Cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần;
– Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gãy, cây chậm phát triển và thường bị chết.
• Biện pháp diệt trừ: Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh có nguồn gốc sinh học như Exin 45EC hoặc các loại thuốc hóa học trừ nấm có trong danh mục được phép sử dụng như: Daconil 75WP, Score 250ND, Heroga 6.4SL, Kacie 250EC, nồng độ, liều lượng, số lần phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.

BỆNH THỐI CỦ DO VI KHUẨN (héo xanh, thối nhũn)

• Đặc điểm gây hại
– Xuất hiện vào mùa mưa, đồng ruộng bị đọng nước, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển (thường xuất hiện vào những năm mưa nhiều);
– Hoặc do quá trình ủ phân chuồng chưa hoại mục và còn tồn tại nhiều mầm bệnh và bón phân chuồng trực tiếp vào gốc cây;
– Cây bị héo khi lá vẫn xanh, nếu đào cây lên sẽ thấy củ bị thối nhũn, mùi khó chịu. Bệnh dịch lây lan rất nhanh, nếu không xử lý kịp thời sẽ mất cả cánh đồng;
• Các biện pháp diệt trừ.
– Khi cây đã bị bệnh thì không có thuốc chữa, cần tiến hành nhổ hết các cây bệnh đi, bón vôi bột vào nơi cây mới nhổ và đem cây tiêu hủy tránh dịch bệnh lây lan;
– Đối với vùng đất đã bị bệnh mùa vụ trước thì cần xử lý đất bằng vôi bột khi làm đất;
– Khi ủ phân chuồng cần bổ sung vôi bột và chế phẩm TRICHODERMA. Gặp thời gian mưa nhiều cần xới đất quanh cây để đất thoáng;
– Làm luống cao, tránh ngập úng.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG SÂU BỆNH HẠI Ở ĐƯƠNG QUY

• Khử trùng đất bằng vôi bột (30kg/sào Bắc bộ) hoặc các loại thuốc như: Regent 0,3 G, Basudin 5G, 10
G/H (0,3-0,5kg/sào Bắc bộ) trước khi trồng;
• Chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi (có chứa nhiều nấm bệnh) để bón lót;
• Pha dung dịch Booc-đô 1% từ đồng sunfat, vôi sống và nước theo tỷ lệ 1:1:100. Để phòng bệnh nên phun 1 tháng 1 lần. Để trừ bệnh phun 7-10 ngày/ lần cần phun ngay khi mới phát bệnh;
• Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển;
• Khơi thông mương rãnh tránh để đọng nước gây ngập úng hoặc để đất quá ẩm;
• Sử dụng chế phẩm TRICHODERMA trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục để bón lót với lượng
dùng 4-5kg/sào Bắc Bộ
• Áp dụng chế độ luân canh và xen canh:
– Đương quy có thể trồng luân canh với các cây ngô, khoai lang, lúa nương, lúa nước hoặc các cây họ đậu như lạc, đậu tương;
– Ở vùng đồng bằng sông hồng, thường trồng xen Đương quy với cây hành, cây xà lách;
– Công thức luân canh phổ biến thường là:
+ Đương quy – lúa mùa sớm – Đương quy
+ Đương quy – đậu tương hè thu – Đương quy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *