Quản lý sâu bệnh với cây Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook.f)

Th25C325B4ng2Btin2Bchung2Bv25E125BB25812Bc25C325A2y2BB25E125BA25A1ch2Bch25E125BB25892B2528Angelica2Bdahurica2BBenth.2Bet2BHook.f25292B5

1. Sâu hại

SÂU XÁM (Agrotis ipsilon)

• Đặc điểm gây hại:

– Thường gây hại ở thời kỳ cây con;
– Loài sâu này thường gây hại vào ban đêm, ăn lá non hoặc cắn đứt ngang các thân và cành non;
– Sâu non màu xám đen hoặc màu nâu xám dọc theo hai bên thân có những chấm đen mờ;
– Là sâu hại chính ở Bạch chỉ, thường gây hại vào tháng 1 và tháng 2;

• Cách diệt trừ sâu bệnh:

– Ruộng bị sâu hại nặng ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học như E70, Exin SAT, trường hợp phải sử dụng đến các thuốc trừ sâu hóa học phải sử dụng các loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng như: Sherap 25EC. Tập Kỳ 1.8EC, Vifast 5ND, Victory. Phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn bao bì thuốc, phun vào buổi chiều tối là hiệu quả nhất;
– Nếu mật độ sâu cao nên phun kép hai lần cách nhau 5 ngày, cần sử dụng luân phiên các loại thuốc tránh hiện tượng sâu quen thuốc nhờn thuốc.

RỆP XANH

• Đặc điểm gây hại:

– Rệp sáp hại thường chích hút nhựa cây nên rệp là loài rất nguy hiểm,
– Cây bị rệp hại thường sinh trưởng, phát triển kém.
Rệp phát triển mạnh khi nhiệt độ và độ ẩm cao, những nơi lá mọc dày, ít có ánh sáng. Để phòng trừ rệp hại phải gieo cây đúng mật độ, tỉa cây kịp thời và có định mật độ khi cây có 6 lá thật tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất.

• Cách diệt trừ

– Nếu mật độ cao có thể dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học hoặc thuốc trừ sâu hóa học có trong danh mục được phép sử dụng như Actara 25WG, .Goldra 250WG. Phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn bao bì thuốc, phun lúc rệp còn ở độ tuổi non là có hiệu quả nhất

2. Bệnh hại

BỆNH LỞ CỔ RỄ

• Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chủ yếu.

• Đặc điểm gây hại:

– Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất.
– Khi mới xuất hiện, những vết bệnh phần cổ rễ màu thâm đen, sau đó cây sẽ héo dần và chết.

• Cách diệt trừ

– Sử dụng chế phẩm Trichoderma phun kỹ thân cây gần mặt đất và phần đất xung quanh gốc cây vào buổi sáng và chiều mát. Liều lượng 1gói (20g)/ 1 sào, nếu bị nặng phun kép 2 lần cách nhau 5-7 ngày.
– Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện.
– Có thể phun ngừa hoặc phun trừ các loại thuốc trừ nấm có nguồn gốc sinh học EXIN 45EC hoặc các loại thuốc hóa học có trong danh mục được phép sử dụng như: Kamsugamycin 2SL,4SL, 8WP, vamycilin 5SL, 5WP, Kacie 250EC.
– Lưu ý khi pha thuốc cần khuấy đều, phun kỹ vào thân cây gần mặt đất và phần đất xung quanh gốc vào cây vào buổi sáng và chiều mát.

BỆNH ĐỐM LÁ

• Đặc điểm gây hại:

– Là bệnh hại xuất hiện ở thời kỳ cây trải lá, đây là loại bệnh rất nguy hiểm vì nó làm cho lá bị vàng úa, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, làm giảm tích lũy chất hữu cơ, làm giảm năng suất của cây.

• Cách diệt trừ:

– Nếu bệnh nặng cần chú ý sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng như Ridoml Gold 68 WP, Dipomate 80 WP, Carbenzim 500 FL, hỗn hợp Carbenzim với Dipomate…

3. Cách phòng sâu bệnh

• Cày ải phơi đất 1 tuần trước khi trồng để diệt trứng và nhộng hoặc cho nước ngập vào ruộng, ngâm
khoảng 1 ngày đêm sau đó tháo cạn, để ráo ruộng trước khi gieo trồng.
• Trồng cây đúng mật độ, đúng khoảng cách, đúng quy trình kỹ thuật.
• Thường xuyên thăm đồng để theo dõi tình hình sinh trưởng của cây.
• Theo dõi tốc độ sinh trưởng của cây để xác định việc bổ sung dinh dưỡng và nước cho từng giai đoạn phù hợp.
• Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trên ruộng và quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.
• Cần thoát nước kịp thời khi trời mưa.
• Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện.
Xem thêm  Quản lý sâu bệnh với cây Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum, Et Thonn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *