Quản lý sâu bệnh trên cây Atisô (Cynara scolymus L.)

 

Qu25E125BA25A3n2Bl25C325BD2Bs25C325A2u2Bb25E125BB2587nh2Btr25C325AAn2Bc25C325A2y2BAtis25C325B42B2528Cynara2Bscolymus2BL.2529


1. Bệnh hại

BỆNH ĐỐM NÂU, ĐỐM VÒNG

Đặc điểm gây hại:

• Vết bệnh hình thành trên lá hình tròn có nhiều vòng đồng tâm có màu nâu nhạt hoặc màu nâu sẫm xung quanh có thể có quầng vàng;
• Nhiều vết bệnh có thể liên kết với nhau thành hình bất định;
• Khi gặp trời ẩm ướt trên mặt vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu đen;
• Thường xuất hiện trong hè thu khi ẩm độ không khí cao và chế độ dinh dưỡng mất cân đối.

Biện pháp phòng trừ:

• Chọn giống kháng bệnh, lá dày;
• Lên luống cao;
• Trồng mật độ thưa;
• Thường xuyên tỉa lá bệnh;
• Bón cân đối NPK tăng cường kali;
• Ưu tiên sử dụng thuốc nguồn gốc sinh học: Exin 45EC. Trường hợp bệnh nặng kèm theo thời tiết
mưa kéo dài trời âm u, ánh sáng yếu thì nên sử dụng luân phiên, phun kép bằng các loại thuốc
trừ bệnh như: Melody duo 66.75WP, Dithane M45- 80WP, Score 250 EC, Daconil 75WP, Tiltsuper.

BỆNH THỐI GỐC

Đặc điểm gây hại:

• Bệnh do nấm gay ra. Rễ, cổ rễ và gốc thân sát mặt đất bị thâm đen và thối mục dẫn đến cây bệnh
héo chết;
• Lúc đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ màu đen ở góc thân hoặc cổ rễ sau đó lan rộng ra rất nhanh
bao bọc quanh cổ rễ, bộ phận bị thối mục có màu nâu đen ủng nước;
• Thường xuất hiện ở giai đoạn cây con trong điều kiện ẩm độ đất cao. Vùng đất ngập úng thì độ lây
lan rất nhanh.

Biện pháp phòng trừ:

• Chọn cây con khỏe;
• Luân canh cây trồng;
• Ngâm cây con trong dung dịch thuốc từ 3-5 phút trước khi trồng;
• Nhổ bỏ kịp thời các cây con bị bệnh và đem tiêu hủy xa ruộng;
• Xử lý vôi, sunphat đồng cho đất trước khi trồng;
• Vệ sinh ruộng sau mỗi vụ gieo trồng;
• Sau khi mưa cần xới phá váng, xới đất kịp thời và vun gốc cao tránh ứ đọng nước.

Nếu tỷ lệ nhiễm bệnh cao ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học đang phổ biến trên thị trường như Exin 45EC. Trường hợp phải sử dụng đến thuốc hóa học nên sử dụng các loại thuốc trừ bệnh đặc hiệu như Rovral 50WP, Monceren 250SC, Benotigi, Validacin, Kacie 250EC, Javimin 20SC, Metnanbut 72EC. Phun kỹ ướt đều xuống phần gốc của cây.

Xem thêm  Quản lý sâu bệnh cây Ớt (Capsium frutescens L)
Lưu ý: Bón lót vôi và bón thúc sớm bằng lân và Kali.

BỆNH THỐI NHŨN

Đặc điểm gây hại:

• Bệnh do vi khuẩn gây ra, làm tượng chết cây khi lá vẫn còn xanh;

• Cây bệnh có mùi thối do vi khuẩn tấn công làm hư thối mạch dẫn.

Biện pháp phòng trừ:

• Chọn giống kháng bệnh;
• Thu dọn tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng,bụi rậm và cỏ dại quanh vườn;
• Thực hiện chế độ luân canh;
• Chọn vùng đất khô ráo và thoát nước;
• Cày bừa kỹ, để ải, bón vôi để tiêu huỷ nguồn bệnh;
• Nhổ bỏ ngay cây chết vì bệnh thối nhũn để tránh lây lan;
• Trong quá trình chăm sóc, không được làm đứt rễ;

• Ưu tiên sử dụng các loại thuốc nguồn gốc sinh học Golcon 20SL để phun.

Trường hợp bệnh năng sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu như: Kasuran 47WP, Ditacine, Avalon, Bách bệnh, Kamsu 2SL. Nên phun luân phiên các loại thuốc để tăng tác dụng phòng ngừa và tránh hiện tượng gây quen thuốc, nhờn thuốc.

BỆNH XOẮN LÁ, LÙN CÂY

Đặc điểm gây hại:

• Bệnh do virus gây ra, lây nhiễm chủ yếu qua côn trùng chích hút như rầy, rệp, bọ phấn;
• Cây bị bệnh có triệu chứng xoăn ngọn lá co quắp lại, cây thấp nhỏ, hoa kém phát triển;
• Khi bị nhiễm bệnh cây kém phát triển;
• Bệnh có thể làm cho cây bị tàn lụi và chết.

Biện pháp phòng trừ:

• Chọn giống sạch bệnh;
• Luân canh cây trồng, thu dọn tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng;
• Nhổ bỏ cây bệnh đem đốt hay tiêu huỷ xa ruộng, xử lý vôi bột vào chỗ cây bị bệnh;
• Bệnh do virus nên chưa có thuốc đặc trị. Dùng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học trừ các loại

côn trùng chích hút: Anisaf SH01- 2SL, Exin 20SC.

Xem thêm  Quản lý sâu bệnh với Gừng (Zingiberaceae)
Trường hợp thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học không hiệu quả thì dùng đến các loại thuốc hóa
học như: Actara, Confidor, Cypermap, Sumialpha.

2. Sâu hại

SÂU ĐẤT (SÂU XÁM)

Đặc điểm gây hại:

• Sâu xám thường gây hại cây con. Loại sâu này thường cắn đứt các thân và kéo cành lá non xuống
đất để ăn.

Biện pháp phòng trừ:

• Cày đất và phơi ải trước khi trồng;
• Nếu mật độ ít, có thể bắt bằng tay vào chiều tối;
• Ưu tiên dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học: Exin SAT, E70, Emmaben;
• Xử lý đất bằng các loại thuốc trừ sâu sinh học như:
Vibasu 10H, Regent 0,3EC, Mocap.
Trường hợp mật độ sâu cao, phun trực tiếp vào gốc cây bằng các loại thuốc trừ sâu hóa học trong danh
mục được phép sử dụng (như Victory, Pertrang 850EC, Regent 0,3 EC) để diệt sâu non tuổi 1, tuổi 2. Để tăng hiệu quả, nên phun vào lúc chiều tối.

RẦY RỆP

Đặc điểm gây hại:

• Hút nhựa làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và làm giảm năng suất hoa.

Biện pháp phòng trừ:

• Vệ sinh đồng ruộng và thu dọn tàn dư cây trồng;
• Phun phòng trừ kịp thời khi mật độ rầy, rệp còn thấp và ở tuổi sâu non (chưa có cánh) bằng các
loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học: Exin 20SC, Anisaf SH01- 2SC, E70, Emmaben. Nếu mật
độ sâu cao, biện pháp sinh học không hiệu quả dùng các loại thuốc trừ sâu trong danh mục được
phép sử dụng Actara, Confido, cypermap (xem kỹ hướng dẫn trên bao bì).

SÂU ĂN LÁ (SÂU KHOANG, SÂU XANH, SÂU RÓM)

Đặc điểm gây hại:

• Sâu xanh ăn lá nõn, nụ hoa, ăn lá non của chồi lá, ăn lá non của hoa thời kỳ ra hoa;
• Sâu chỉ gây thiệt hại cho cây Actisô khi xuất hiện với mật độ cao, thường gây hại nặng ở ruộng chăm sóc tốt và nhiều lá;
• Trong giai đoạn ra hoa sâu có thể đục vào ăn hoa gây giảm năng suất hay hư hại hoa.

Biện pháp phòng trừ:

• Vệ sinh đồng ruộng, phát quang bụi rậm quanh vườn;
• Sau khi thu hoạch xong cần cày bừa kỹ;
• Nếu mật độ ít, bắt bằng tay vào chiều tối;
• Khi sâu bắt đầu gây hại, biện pháp hoá học có tác dụng quyết định;
• Khuyến khích dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học: Exin SAT, Anisaf SH01- 2SC, E70, Emmaben;
• Có thể sử dụng thuốc trừ sâu hóa học có trong danh mục được phép sử dụng. Chú ý đảm bảo đủ thời gian cách ly đối với Secsaigon, Amate, Vetimec. đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn mác bao bì trước khi sử dụng.

SÂU NHỚT

Đặc điểm gây hại:

• Cắn đứt thân cây, ăn lá và đọt non;
• Thường gây thiệt hại ở giai đoạn cây còn nhỏ.

Biện pháp phòng trừ:

• Nếu mật độ ít, bắt bằng tay vào chiều tối;
• Sử dụng thuốc diệt ốc như: Topbai, Helix, Mocap, Deadline trộn với cám rang dùng làm bả hoặc sử dụng thuốc để rải.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *