Quản lý sâu bệnh cây Ớt (Capsium frutescens L)

1. Sâu hại

1.1 Nhện hại

ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

– Có thể hại ở nhiều giai đoạn của cây, đặc biệt nguy hiểm khi cây mới trồng đến lúc bắt đầu ra hoa quả;
– Gây hiện tượng xoăn ngọn, xoăn lá;
– Nhện cái đẻ trứng ở mặt dưới lá, vỏ cây, trái, cuống hoa và hoa;
– Nhện di chuyển kém chủ yếu bò nhưng có thể di chuyển xa nhờ gió hoặc người, súc vật vô tình di chuyển từ cây này sang cây khác.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

– Phòng trừ bằng cách không để ruộng quá khô hạn;
– Dùng dầu khoáng tự nhiên để phun.
25E125BB259At2B2528Capsium2Bfrutescens2BL25292B5

1.2 Rầy

ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

Rầy mềm gây hại cây trồng theo 3 cách:
+ Rầy chích hút nhựa cây làm ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng nhất là khi mật độ rệp cao;
+ Mật tiết ra từ rệp làm các nấm phát triển (bồ hóng);
+ Nguy hiểm hơn nữa rầy còn truyền virus cho nhiều lọai cây trồng.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

– Bảo vệ thiên địch của rầy mềm như bọ rùa ăn thịt, ruồi ăn thịt, ong ký sinh, kiến;
– Tốt nhất sử dụng dung dịch đã được học để phun vào giai đoạn cây sắp ra hoa có thể bảo vệ suốt vụ các loại côn trùng chích hút và phòng bệnh truyền nhiễm.

1.3 Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius)

ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

– Sâu khoang tuổi nhỏ sống tập trung và gây hại cho cây bằng cách gặm ăn phần biểu bì và thịt lá ở mặt
dưới lá;
– Khi sâu lớn (từ cuối tuổi 2) sâu phân tán, chúng có thể ăn khuyết lá, thậm chí chỉ còn trơ lại gân lá
hoặc ăn trụi cả lá., chúng có thể cắn trụi nụ và hoa, đục vào quả. Phá hại 290 loài cây thuộc 90 họ thực
vật.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI

Sâu thường vũ hóa buổi chiều, hoạt động mạnh từ chiều tối đến nửa đêm. Trưởng thành thích mùi vị
chua ngọt và ánh sáng có bước song ngắn. Thời gian trứng từ 2-5 ngày, sâu non có 6 tuổi và thời gian sống từ 12-37 ngày, tiền nhộng 1-4 ngày , nhộng từ 4-14 ngày, trưởng thành từ 5 – 8 ngày. Thời gian vòng đời sâu từ 20-64 ngày. Trong năm phát sinh từ 7-8 lứa trên rau họ thập tự, thời gian gây hại nặng từ tháng 8 đến tháng 10. Nhiệt độ không khí thấp dưới 25oC, mưa xuân ẩm ướt hoặc mưa lớn kết hợp với sự phát triển của nâm Beaveria và virus NPV là những yếu tố quan trọng làm hạn chế sự phát sinh gây hại của sâu khoang trên đồng ruộng.

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

– Dùng bẫy đèn (đặc biệt là đèn tia tím) để bắt, biện pháp này vừa có ý nghĩa trong dự tính dự báo, vừa
có ý nghĩa trong việc làm giảm số lượng trưởng thành trước khi đẻ trứng;
– Bắt sâu tuổi nhỏ lúc chưa phân tán và ngắt ổ trứng
Biểu hiện trên lá và gốc là biện pháp rất có hiệu quả dự tính được thời gian trưởng thành ra rộ thì định kỳ 2-3 ngày 1 lần đi bắt sâu nhỏ và ngắt ổ trứng chưa nở. Dẫn nước ngập ruộng khi làm đất;
– Trồng cây dẫn dụ (đậu tương, đậu xanh, đậu côbơ, hành tỏi). Cần chú ý rằng cây dẫn dụ phải luôn luôn xanh, non, phát dục sớm hơn Ớt . Cây dẫn dụ trồng xen hoặc trồng xung quanh Ớt. Cần phát hiện kịp thời để diệt sâu nhanh, tránh sâu ăn sang cây trồng chính. Khi cây Ớt đã tốt đều thì cây dẫn dụ không còn hấp dẫn đối với sâu nữa thì nhổ bỏ đồng thời diệt sâu còn sống trên đó;
– Cày bừa, phơi ải kỹ trước khi trồng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cần xới xáo, làm cỏ kết hợp diệt sâu, nhộng;
– Làm bả độc để thu hút, diệt sâu trưởng thành chưa đẻ trứng. Với sâu khoang thì làm bẫy chua ngọt gồm: 4 phần mật mía (hoặc nước đường 50%)
+ 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước chứa 1% thuốc trừ sâu Dipterex hoặc Padan. Sử dụng
bẫy Pheromone để diệt trưởng thành theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
25E125BB259At2B2528Capsium2Bfrutescens2BL2529

2. Bệnh hại

2.1 Bệnh héo rũ cây con (Rhizoctonia solani )

Biện pháp phòng:
– Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây bệnh;
– Chọn nơi đất tốt, cao ráo, sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục để làm vườn ươm;
– Cày ải phơi đất, khử trùng đất bằng vôi bột (100kg/1.000m2), bón phân hữu cơ hoai mục. Lên luống cao, có rãnh thoát nước tốt;
– Trồng đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển, nhổ bỏ cây bị bệnh. Phun thuốc hoặc tưới gốc cây con để phòng bệnh hoặc khi bệnh chớm xuất hiện;
– Sử dụng chế phẩm Trichoderma trộn với phân chuồng ủ hoai mục để bón lót cho đất trồng.
Không được dùng phân chuồng tươi chưa ủ mục để tưới cho cây;
– Nếu gặp thời tiết mưa nhiều thì phải vun gốc cao để tránh đất bị đọng nước, ngập úng.

2.2 Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.)

ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

– Đầu tiên có vết ướt trên quả sau đó lan rộng ra biến thành màu tối thường có vết vòng, ở trung tâm vết bệnh có màu đen. Trong thời tiết ẩm, thấy có lớp bào tử nấm màu hồng cam trên bề mặt vết bệnh;
– Khi bệnh xuất hiện không tưới nước lên cây để phòng tránh lây lan nhanh;
– Đây là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt, thường xảy ra trong điều kiện thời tiết ẩm mưa
nhiều. Bệnh lan truyền do nấm tồn tại trên tàn dư cây của vụ trước.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

– Vệ sinh đồng ruộng; Sử dụng boóc-đô.

2.3 Bệnh sương mai

TRIỆU CHỨNG

– Bệnh phát sinh từ mép lá, sau đó lan nhanh ra cả cây, gây thối nhũn, sau đó khô giòn và gãy;
– Hoa bị bệnh chuyển thành màu nâu và rụng.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

– Chọn giống chống bệnh;
– Vệ sinh tốt đồng ruộng, thoát nước tốt;
– Phủ màng nylon trên mặt đất để giảm sự tiếp xúc của quần thể nấm bệnh lên cây. Tăng cường phân
canxi nitrat (để bổ sung canxi);
– Khi xuất hiện bệnh, dùng Boócđô phun định kỳ.

2.4 Bệnh héo vi khuẩn

TRIỆU CHỨNG

– Các lá dưới biến vàng, héo và rụng, cây có thể bị chết. Khi cắt đoạn thân gần gốc đặt vào nước sẽ thây một chất dịch vàng chảy ra. Đó chính là dịch vi khuẩn.
– Nhiệt độ cao và ẩm ướt là nguyên nhân thúc đẩy bệnh phát triển và gây thành dịch. Bệnh lây lan
qua đất.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

– Chọn giống chống bệnh;
– Cày ải phơi đất;
– Luân canh với cây trồng khác;
– Biện pháp luân canh là tối ưu nhất để phòng dịch bệnh. Chọn đất dẽ thoát nước để trồng Ớt , đảm
bảo chế độ luân canh tuyệt đối ít nhất 3-5 vụ với các cây khác không cùng họ với Ớt .

2.5 Bệnh xoăn lá do virus

TRIỆU CHỨNG

+ Triệu chứng điển hình của bệnh này là gân lá có sọc vằn tím.
+ Cây nhiễm thường lùn so bình thường.
+ Trái cây nhỏ hơn hơi vặn và vằn vện.

PHÒNG TRỪ

– Cây bị bệnh thì lá bị biến dạng, có vết khảm vàng,
– Cần nhổ bỏ cây bị bệnh và phun thuốc diệt trừ môi giới truyền bệnh là rệp, bọ phấn bằng các loại
thuốc đã được thực hành để trừ sâu
Xem thêm  Quản lý sâu bệnh với cây Xuyên khung (Ligusticum striatum)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *