Nông lâm kết hợp, yếu tố quan trọng trong canh tác nông nghiệp bền vững

a. Giới thiệu về nông lâm kết hợp

Nông lâm kết hợp (NLKH) là một lĩnh vực khoa học mới đã được đề xuất vào thập niên 1960 bởi King (1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về NLKH. Có nhiều khái niệm mô tả NLKH đơn giản như là một loạt các hướng dẫn cho một sự sử dụng đất liên tục.

Tuy nhiên, ngày nay NLKH được xem như là một kỹ thuật và khoa học, là một ngành nghề, một cách tiếp cận về sử dụng đất, trong đó đã phối hợp sự đa dạng của quản lý tài nguyên tự nhiên một cách bền vững. Vào năm 1997, Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về NLKH (gọi tắt là ICRAF) đã xem xét lại khái niệm NLKH và phát triển nó rộng hơn như là một hệ thống sử dụng đất giới hạn trong các nông trại. Ngày nay nó được định nghĩa như là một hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến “kinh tế trang trại”.

Với định nghĩa trên của ICRAF, một hệ canh tác sử dụng đất được gọi là nông lâm kết hợp có các đặc điểm sau đây:

  • Kỹ thuật nông lâm thường bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loại thực vật (hay thực vật và động vật) trong đó ít nhất phải có một loại thân gỗ đa niên.
  • Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống.
  • Chu kỳ sản xuất thường dài hơn một năm.
  • Đa dạng hơn về sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và về kinh tế so với canh tác độc canh.
  • Cần phải có một mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa thành phần cây thân gỗ và thành phần khác.

Trong các hệ thống Nông lâm kết hợp sự hiện diện của các mối quan hệ tương hỗ bao gồm về sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của hệ thống là đặc điểm cơ bản.

m25C325B42Bh25C325ACnh2Bv25C625B025E125BB259Dn2Br25E125BB25ABng2Bsinh2Bth25C325A1i

Các điều kiện của một hệ thống nông lâm kết hợp

(1) Có sức sản xuất cao:

  • Sản xuất các sản phẩm trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt, sợi, gỗ và xây dựng, các sản phẩm khác như chai, mủ, nhựa, dầu thực vật, thuốc trị bệnh thực vật.
  • Sản xuất các lợi ích gián tiếp hay “dịch vụ” như bảo tồn đất và nước (xói mòn đất, vật liệu tủ đất, vv..), cải tạo độ phì của đất (phân hữu cơ, phân xanh, bơm dưỡng chất từ tầng đất sâu, phân huỷ và chuyển hóa dưỡng chất), cải thiện điều kiện tiểu khí hậu (băng phòng hộ, che bóng), làm hàng cây xanh, vv.
  • Gia tăng thu nhập của nông dân.

(2) Mang tính bền vững

  • Áp dụng các giải pháp bảo tồn đất và nước để bảo đảm sức sản xuất lâu dài.
  • Đòi hỏi có vài hình thức hỗ trợ trong kỹ thuật chuyển giao để bảo đảm sự tiếp nhận các kỹ thuật bảo tồn đặc biệt đối với các nông dân đang ở mức canh tác tự cung tự cấp.
Xem thêm  Mô hình Tếch - Mận - Cà phê - Đỗ tương - Cỏ chăn nuôi

(3) Mức độ chấp nhận của nông dân

  • Kỹ thuật phải phù hợp với văn hóa/chấp nhận được (tương thích với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nông dân).
  • Để bảo đảm sự chấp nhận cao, nông dân phải được tham gia trực tiếp vào lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các hệ thống Nông lâm kết hợp.

N25C325B4ng2Bl25C325A2m2Bk25E125BA25BFt2Bh25E125BB25A3p2Btrong2Bcanh2Bt25C325A1c2Bb25E125BB2581n2Bv25E125BB25AFng
b. Vai trò của nông lâm kết hợp trong canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc

Tác động của nông lâm kết hợp là rất lớn, đặc biệt là tác động tích cực. Những tác động này được thể hiện trên cả ba lĩnh vực: (1) Kinh tế hộ gia đình; (2) Xã hội; (3) Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Hoạt động nông lâm kết hợp rất đa dạng và phong phú, nên những tác động này được thể hiện trong từng mô hình áp dụng cụ thể.

(1) Đối với kinh tế hộ gia đình:

Các lợi ích mà nông lâm kết hợp mang lại cho kinh tế hộ gia đình rất đa dạng. Cụ thể:

Cung cấp lương thực và thực phẩm:

Nhiều mô hình NLKH được hình thành và phát triển đã đáp ứng mục tiêu sản xuất nhiều loại lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Điển hình là hệ thống VAC được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn ở nước ta. Nhờ đó, có khả năng tạo ra sản phẩm lương thực và thực phẩm đa dạng trên một diện tích mà không yêu cầu phải đầu tư lớn.

Tăng thu nhập nông hộ:

Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòi hỏi về đầu vào, các hệ thống NLKH dễ có khả năng đem lại thu nhập cao cho hộ gia đình. Các hộ gia đình tận dụng được thời gian, nguồn lao động, tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho gia đình và có điều kiện đầu tư trở lại cho cây trồng. Đồng thời điều hoà được lợi ích trước mắt và lâu dài.

Tạo việc làm:

Nông lâm kết hợp gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có tác dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân. Tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày, tạo thêm việc làm, tận dụng mọi nguồn lao động ở nông thôn.

Đa dạng hóa sản phẩm:

Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có thể tạo ra các sản phẩm từ cây thân gỗ như: gỗ, củi, tinh dầu, để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu cho hộ gia đình.

Thức ăn gia súc:

Việc kết hợp trồng các loài cây nông nghiệp, không chỉ tạo lương thực thực phẩm cho người mà còn tạo nguồn thức ăn cho gia súc. Thức ăn của gia súc (dê, trâu, bò…) được cắt từ cỏ và cây họ đậu trên đường đồng mức.

Sau đó phân của gia súc lại dùng để bón cho đất canh tác, tạo cho đất được tốt hơn. Ngoài nông lâm sản, còn thu được sữa, thịt… nên sẽ làm tăng và đa dạng hóa thu nhập của phương thức nông lâm kết hợp, đặc biệt là trong các trang trại.

Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức độ an toàn lương thực:

Nhờ có cấu trúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ (có lợi) giữa các thành phần trong hệ thống, các hệ thống NLKH thường có tính ổn định cao hơn trước các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên như: dịch sâu bệnh, hạn hán). Sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị trường và giá cả cho nông hộ; đa dạng hoá các loài   cây trồng, cung cấp sản phẩm hàng hoá và hạn chế các rủi ro về sinh học và thị trường.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) trong tán rừng trồng

Hỗ trợ cây trồng chính:

Cung cấp phân hữu cơ cho canh tác, giúp rừng trồng sinh trưởng tốt nhờ vào chăm sóc vệ sinh lô rừng; quay vòng vốn đầu tư nhanh và tạo điều kiện phù hợp để thu hạt giống cây rừng (rừng và đồng cỏ).

(2) Tác động về mặt xã hội:

Góp phần giải quyết khó khăn về gia tăng dân số:

Gia tăng dân số đang là mối quan tâm của các cấp chính quyền và người dân địa phương. Nhờ vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua mô hình nông lâm kết hợp, ví dụ như rừng-vườn-ao-chuồng (RVAC) mà sức ép gia tăng dân số đã được hạn chế đối với vấn đề bảo vệ rừng.

Thúc đẩy lâm nghiệp xã hội phát triển:

Xuất phát từ mục tiêu chính của LNXH về mặt kinh tế là cung cấp lương thực, gỗ củi và các sản phẩm khác. Về mặt xã hội là sự cân bằng trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, việc làm, kiến thức, sức khoẻ và lao động. Về mặt môi trường là sự bền vững hướng tới sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng và môi trường sống. Vì vậy, nông lâm kết hợp là một công cụ thích hợp nhất cho phát triển lâm nghiệp xã hội.

Góp phần hạn chế tình trạng du canh, du cư, đốt nương làm rẫy và góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận nông dân miền núi:

Nhờ vào canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp, việc sử dụng đất đồi núi được ổn định; góp phần hạn chế tình trạng du canh, du cư, ổn định cuộc sống của người dân miền núi.

N25C325B4ng2Bl25C325A2m2Bk25E125BA25BFt2Bh25E125BB25A3p2Btrong2Bcanh2Bt25C325A1c2Bb25E125BB2581n2Bv25E125BB25AFng2B1
(3) Tác động đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Bảo vệ nguồn tài nguyên đất và nước:

Các hệ thống NLKH nếu được thiết kế và quản lý thích hợp sẽ có khả năng: Giảm dòng chảy bề mặt và xói mòn đất; duy trì độ mùn và cải thiện lý tính của đất và phát huy chu trình tuần hoàn dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng và vật nuôi. Nhờ vậy, làm gia tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả sử dụng đất và giảm sức ép của dân số gia tăng lên tài nguyên đất. Ngoài ra, trong các hệ thống NLKH do hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu bón phân hoá học, vì thế giảm nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước ngầm.

Bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học:

Thông qua việc cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ (củi đun, vật liệu làm nhà, chuồng trại,…) mà nông lâm kết hợp có thể làm giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng. Mặt khác, NLKH là phương thức tận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp bằng việc khai phá rừng, đốt nương làm rẫy. Chính vì vậy, canh tác NLKH sẽ làm giảm sức ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng. Các hộ nông dân qua canh tác theo phương thức này sẽ dần dần nhận thức được vai trò của cây thân gỗ trong bảo vệ đất, nước và sẽ có đổi mới về kiến thức, thái độ có lợi cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng cây sơn tra (táo mèo - Docynia indica)

Việc phối hợp các loài cây thân gỗ vào nông trại đã tận dụng không gian của hệ thống trong sản xuất làm tăng tính đa dạng sinh học ở phạm vi nông trại và cảnh quan. Chính vì các lợi ích này mà NLKH thường được chú trọng phát triển trong công tác quản lý vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn nguồn gen.

Bảo vệ và cải tạo nguồn tài nguyên đất:

Nhờ tác dụng của các cây trông (đặc biệt là cây lâu năm) trong hệ thống nông lâm kết hợp nên đã: (1) Giúp phục hồi và lưu giữ đất thông qua ảnh hưởng của nó đến lý, hoá tính và chu trình chất dinh dưỡng của đất. (2) Hạn chế xói mòn đất và cải thiện bảo tồn nước. (3) Cải tạo tiểu khí hậu và đất đai phù hợp cho cây trồng xen canh. (4) Phòng hộ chắn gió cho cây trồng ngằn ngày và vật nuôi. Cây lâu năm còn có chức năng sản xuất/kinh tế, nghĩa là cung cấp nhiều sản phẩm kinh tế có giá trị: Gỗ gia dụng, gỗ làm bột giấy và củi; quả ăn được; lá cây làm thức ăn gia súc; nhựa và mủ dùng trong công nghiệp; thuốc phòng trừ sâu bệnh hại sinh học; thuốc chữa bệnh cho người và gia súc; thực phẩm cho người và gia súc; chất tanin, chất nhuộm…

Quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên:

Nông lâm kết hợp góp phần tạo ra một hệ thống sử dụng đất và rừng bền vững, phục hồi độ màu mỡ của đất, và bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên đất và nước. Vườn cây công nghiệp, tầng cây sinh thái có tác dụng che phủ đất, hạn chế dòng chảy bề mặt, che bóng, giữ ẩm và điều tiết nước cho cây trồng chính. Trong khi đó, vườn cây ăn quả thường được tạo lập theo cấu trúc nhiều tầng, rậm, kín tán thường xanh.

Do vậy đã sử dụng được một cách có hiệu quả đất canh tác, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, tạo nên được cảnh quan tươi đẹp. Trong hệ thống RVAC bền vững về mặt sinh thái và kinh tế; có khả năng chống chịu và giảm rủi ro về sinh thái và kinh tế; Góp phần duy trì và bảo vệ được tính đa dạng sinh học; Duy trì được cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền. Hơn nữa, đất đai được bảo vệ và sử dụng có hiệu quả hơn không chỉ cho trước mắt mà lâu dài nhờ vào tác dụng hỗ trợ nhiều mặt của rừng (Hệ thống canh tác nông-lâm bền vững-SALT3).

nhung luu y khi cat tia trong mo hinh vuon rung min 1

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *