Kỹ thuật trồng và chăm sóc Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.)

1. Lựa chọn vùng trồng

• Vùng trồng Ích mẫu cho năng suất, chất lượng dược liệu tốt nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ, những nơi có khi hậu ôn hoà, đất màu mỡ, dễ thoát nước, hơi ẩm;
• Chọn những vùng đất cao ráo, có khí hậu ôn hòa, thuận lợi việc tưới tiêu và thoát nước. Đất trồng thuộc loại đất thịt nhẹ pha cát, nhiều mầu;
• Không chọn vùng đất thấp trũng (vùng có khả năng thoát nước kém, dễ bị ngập úng khi mưa);

• Khu vực trồng phải có đầy đủ ánh sáng, không bị che bóng;

25C3258Dch2Bm25E125BA25ABu2B2528Leonurus2Bjaponicus2BHoutt.25292B3

2. Thời vụ trồng:

• Vụ Đông Xuân: gieo từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 (dương lịch). Riêng các vùng bãi, ven sông hay có nước sớm nên gieo vào giữa tháng 9, thời vụ này cho kết quả cao nhất vì hạt gieo xuống đất còn đủ ẩm, lúc này độ ẩm đất thường là 80%, nhiệt độ trung bình trong tháng là 21-23oC nên hạt nảy mầm tốt;
• Vụ xuân hè gieo từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2, lúc này có mưa xuân, nhiệt độ lúc này thấp hơn tháng 10-11 vì thế chọn ngày nắng ấm để gieo;
• Vụ hè thu gieo giữa tháng 4, vụ này năng suất dược liệu thấp, ít người trồng, trừ các vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm.

3. Kỹ thuật sản xuất giống

TIÊU CHUẨN HẠT GIỐNG

• Mô tả hạt giống: Hạt Ích mẫu có hình tam giác, một đầu cụt, rốn hạt nằm ở đầu nhọn tiếp giáp với đế hoa. Hạt nhỏ có chiều dài 1,5-2mm, chiều rộng hạt từ 0,5-1mm, độ dày vỏ hạt khoảng 0,01mm, vỏ mỏng, cứng có màu nâu đen, mặt vỏ nhẵn, ruột hạt màu trắng ngà;
• Tỷ lệ số hạt chắc: ≥ 80%;
• Độ sạch bệnh: Không nhiễm virus, không nhiễm vi khuẩn, không nhiễm nấm mốc, không có mối mọt;
• Tỷ lệ tạp: Không có tạp chất; hạt xây xát, hạt dị dạng không quá 5%;
• Độ thuần: Không có hạt tạp;
• Độ ẩm hạt: 9-12%;
• Tỷ lệ nảy mầm > 80%.

CÁCH ĐỂ HẠT GIỐNG ÍCH MẪU

• Mùa thu hoạch quả thường vào tháng 8-10;
• Trước khi thu hoạch, chọn những ruộng có cây sinh trưởng khỏe, không bị sâu bệnh để làm giống;
• Khi hoa trên cây đã tàn hết, quả chín đều thì thu hoạch. Đem về nhà chất vào một chỗ, sau 4-5 ngày quả sẽ chín hết. Đem ra phơi khô, đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất, hạt lép phơi lại cho khô rồi đem bảo quản hạt để làm giống;
• Giống cần được chuẩn bị tốt, trước khi vào vụ gieo trồng cần thử lại tỷ lệ mọc mầm để xác định lượng gieo;
• Thông thường loại giống có tỷ lệ mọc mầm trên 80% thì một ha gieo trồng 2-3kg, nếu gieo thẳng hạt thì 5-6kg.

4. Kỹ thuật làm đất

• Làm đất tơi xốp, cày sâu để ải, nhặt sạch cỏ dại, lên luống để dễ chăm sóc;
• Luống cần làm cao 20-25cm, làm phẳng mặt luống bằng bừa;
• Mặt luống rộng 80-100cm; rãnh luống 20-30cm

5. Kỹ thuật trồng

• Gieo thẳng hạt, sau đó phủ kín một lớp đất mỏng lấp kín hạt và tưới ẩm thường xuyên;
• Sau khoảng từ 5-7 ngày hạt bắt đầu mọc, cần theo dõi để giặm tỉa định cây nhằm giữ mật độ, khoảng cách thích hợp;
• Thường để mật độ khoảng 30-35 cây/m2, khoảng cách 20x15cm;

• Cây nào chết cần giặm ngay, cây nào còi cọc, kém phát triển, biến dạng thì cần nhổ bỏ.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng và chăm sóc Gừng (Zingiberaceae)
25C3258Dch2Bm25E125BA25ABu2B2528Leonurus2Bjaponicus2BHoutt.25292B1

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

LƯỢNG PHÂN BÓN (CHO 1000M2)

• Phân vi sinh: 50-60kg
• Phân tổng hợp NPK 16-16-8: 70-80kg
• Phân đạm ure: 18-21kg
Ngoài ra có thể sử dụng phân chuồng hoai mục thay thế cho phân vi sinh và phân tổng hợp
NPK 16-16-8. Lượng dùng cho 1000m2 là 1000-1200kg

KỸ THUẬT BÓN PHÂN

* Bón lót:
– Bón toàn bộ phân vi sinh và phân NPK 16-16-8 với lượng nêu trên. Có thể thay thế bằng phân chuồng đã ủ hoai mục với lượng 1000-1200kg/1000m2.
– Bón lót toàn bộ lượng phân trên trước khi gieo hạt. Nếu gieo vãi thì bón trên toàn bề mặt, nếu gieo hàng thì bón theo rạch.
* Bón thúc:
Tùy thuộc vào độ sinh trưởng, phát triển của cây theo từng thời kỳ, sử dụng phân đạm ure chủ yếu để bón thúc cho phù hợp; thông thường bón thúc vào các thời kỳ sau:
– Sau khi gieo hạt được 30 ngày: lượng tưới 5-6kg/1000m2.
– Sau khi gieo hạt được 50 ngày: bón tiếp 8-9kg/1000m2
– Sau khi gieo hạt được 65 ngày: bón tiếp 5-6kg/1000m2
Chú ý: trước thời điểm thu hoạch khoảng 15-20 ngày không bón thúc bất kỳ loại phân nào để tránh dư lượng phân bón tồn tại trong sản phẩm dược liệu.

7. Làm cỏ, tưới nước

• Phải định kỳ làm cỏ, xới xáo nhất là thời kỳ cây còn nhỏ để cây con không bị cỏ lấn át.
• Số lần làm cỏ tùy theo mức độ cỏ mọc. Việc làm cỏ nên kết hợp với bón thúc đạm; xáo rãnh, hót luống nhằm tránh tình trạng ngập úng, lay đổ khi gặp mưa gió.
• Ích mẫu là cây ưa ẩm, nhưng không chịu úng. Cần tưới nước đủ ẩm cho cây, nhất là sau khi trồng cần phải giữ ẩm thường xuyên. Nếu trời mưa to, ngập úng cần tháo nước triệt để

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *