Kỹ thuật trồng và chăm sóc Gừng (Zingiberaceae)

1. Lựa chọn vùng trồng

• Chọn đất hàm lượng mùn cao, tơi xốp, tầng đất dày, ít đá lẫn, có khả năng giữ và thoát nước tốt, có
độ ẩm trong suốt thời gian cây sinh trưởng. Nên chọn loại đất thịt tơi xốp hoặc đất pha cát. Tránh chọn vùng đất cát và đất sét;
• Đất có pH = 4-5,5 nhưng thích hợp nhất là pH = 5,5-7;
• Có thể trồng Gừng dưới tán cây, độ che phủ dưới 50%, Gừng sẽ phát triển tốt với độ che phủ từ 20-
30%.
G25E125BB25ABng2B2528Zingiberaceae25292B1

2. Thời vụ trồng

• Ở miền Bắc, Gừng được trồng vào cuối vụ Xuân (tháng 2-4). Ở miền Nam, trồng vào đầu mùa mưa;
• Thời gian sinh trưởng từ 9-10 tháng (tuỳ giống).

3. Kỹ thuật sản xuất giống

CHUẨN BỊ GIỐNG

• Gừng làm giống phải để già, trên 10 tháng tuổi, không bị bệnh;
• Gừng giống phải để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom bằng tay, không dùng dao cắt nhằm tránh lây lan mầm bệnh. Phần cắt nên chấm bột xi măng hoặc tro bếp ngay để hãm nhựa;
• Sau bẻ hom 4-6 tiếng, xếp đều trên khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Khoảng 2- 3 ngày sau, dùng rơm mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần;
• Sau 10-15 ngày, các hom Gừng đã nhú mắt, có thể đem trồng;
• Lượng giống cần chuẩn bị: từ 2.500-3.000kg/ ha (1kg Gừng giống có thể cho 15-20 hom).

TIÊU CHUẨN CỦ GIỐNG

• Chọn củ giống có đường kính >1,5cm, tươi, không sâu thối, có 1-3 mắt;
• Khi bẻ ra thì thấy bên trong ruột của củ Gừng có màu vàng. Phía trên đỉnh sinh trưởng eo thắt lại
(Điều này cho thấy Gừng đã già và phần thân tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động như phun muối hoặc dùng chân đạp).

4. Kỹ thuật làm đất

• Thu gom cỏ dại và dọn vệ sinh đất trồng;
• Cày phơi ải đất để tạo độ tơi xốp và diệt mầm bệnh trong đất;
• Có thể dùng vôi bột để khử chua, khử khuẩn và nấm bệnh (50-60kg vôi bột/ 1000m2), rắc đều mặt
luống trước khi bón các loại phân khác 1 tuần;
• Đất bằng nên đánh luống rộng 120-150cm, cao 35-40cm;
• Đất dốc nên rạch hàng cách hàng 40-50cm, hốc cách hốc 20-25cm, hốc sâu 25-30cm, cho phân vào hố và lấp qua một lớp đất mỏng.

5. Kỹ thuật trồng

• Đặt củ giống vào hốc, mỗi hốc đặt từ 1-2 hom, cách mặt luống khoảng 15-20cm và lấp lớp đất nhỏ và tơi xốp lên củ Gừng cho đến khi bằng mặt luống rồi ấn nhẹ tay để đất tiếp xúc tốt với củ;
• Gừng nảy chồi ngang, do đó nên đặt củ nằm ngang hoặc xuôi theo hàng trồng để chồi dễ phát triển;
• Sau khi trồng phủ lá cây, rơm rạ lên mặt luống để tạo độ ẩm cho đất và bổ sung phân hữu cơ hoai mục.

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

• Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón hóa học, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ đã hoai mục;
• Lượng phân: 3 tấn phân chuồng đã ủ hoai mục dùng cho 1000m2 ruộng;
+ Bón lót 2/3 số phân trên trước khi trồng.
+ Số còn lại bón thúc kết hợp làm cỏ vun gốc khi Gừng từ 60-90 ngày tuổi.
• Nên bổ sung chế phẩm sinh học EM (vi sinh vật có ích) cho đất nhằm thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng cho Gừng, phân giải các chất khó tan trong đất, giúp Gừng phát triển tốt và phòng ngừa nấm bệnh;
• Khi sử dụng phân hữu cơ cần lưu ý sử dụng phân chuồng, phân gia súc có nguồn gốc tự nhiên, không dùng phân từ các trang trại chăn nuôi công nghiệp để tránh tình trạng tồn dư tạp chất như thuốc kích thích, hoóc-môn tăng trưởng và chất cấm.

7. Làm cỏ và chăm sóc

• Sau trồng 2 tuần thì Gừng bắt đầu mọc chồi và xuất hiện lá non, nếu hốc nào không mọc thì trồng dặm thêm để Gừng mọc đều;
• Tiến hành làm cỏ dại bằng tay, vun gốc ở các giai đoạn Gừng 30-60 ngày tuổi, 60-120 ngày tuổi và
120-150 ngày tuổi. Khi thấy cỏ dại mọc lấn át thì phải làm sạch và lấp đất quanh gốc Gừng;
• Không làm cỏ trong các đợt nắng nóng kéo dài. Khi nhổ cỏ tránh làm đứt rễ Gừng, nếu làm đứt rễ thì
cây sẽ có hiện tượng lá vàng và chết dần;
• Đặc tính Gừng là “ăn nổi” nên cần vun gốc hoặc phủ rơm rạ, guồng guột sau trồng sẽ giúp giữ ẩm đất, giảm cỏ dại phát triển và làm tăng thêm diện tích cho các nhánh Gừng phát triển;
• Tuyệt đối không để củ lộ khỏi mặt đất vì như thế Gừng sẽ dừng phát triển và làm giảm chất lượng cũng như giá trị thương phẩm.
Xem thêm  Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cát cánh (Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *