Kỹ thuật trồng và chăm sóc Đương Quy Nhật Bản (Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.) Kitag)

1. Lựa chọn vùng trồng

• Đương quy phù hợp với khí hậu mát mẻ ở những vùng có nhiệt độ trung bình từ 15-25oC, lượng mưa nhiều (1.600-2.000 mm/năm), cường độ ánh nắng vừa phải, đất giàu mùn, tơi xốp;
• Chọn vùng đất pha cát hoặc thịt nhẹ, nhiều mùn tơi xốp, sạch bệnh không cỏ dại và thuận tiện cho việc tưới tiêu;
25C4259025C625B025C625A1ng2BQuy2BNh25E125BA25ADt2BB25E125BA25A3n2B2528Angelica2Bacutiloba2B2528Siebold2B25262BZucc.25292BKitag25292B5

2. Thời vụ trồng

• Ở vùng núi cao Sapa, Bắc Hà, Tam Đảo: Gieo hạt tháng 10, 11, thu hoạch vào tháng 11, 12 năm sau, thời gian sinh trưởng phát triển là 11, 12 tháng;
• Vùng Tây Nguyên: Gieo tháng 6-7, thu hoạch vào tháng 10, 11 năm sau, thời gian sinh trưởng là 14-18 tháng, dược liệu sẽ đảm bảo về hoạt chất.

3. Kỹ thuật sản xuất giống

• Giống Đương quy để trồng được xác định đúng loài Angelica acutiloba (Siebold & Zucc.) Kitag;
• Đương quy được nhân giống bằng hạt. Chỉ thu hạt làm giống từ những cây được 2 năm tuổi. Không nên sử dụng hạt giống của cây 1 năm tuổi, vì cây trồng sẽ ra hoa sớm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng dược liệu;
• Sản xuất hạt giống cần thực hiện ở các địa bàn vùng núi cao (Sa Pa, Tam Đảo) để có chất lượng hạt tốt;
• Nên mua giống Đương quy ở những cơ sở sản xuất giống có uy tín, chất lượng đã được kiểm chứng;
Lưu ý: Hạt giống Đương quy trong điều kiện bảo quản thông thường rất dễ mất sức nảy mầm, khi gieo tỷ lệ mọc mầm kém. Vì vậy tốt nhất là nên lấy hạt giống vừa thu hoạch năm đó đem gieo thì tỷ lệ nảy mầm tốt.
• Hạt chắc, đều, hình thận dài 4-5mm, rộng khoảng 2mm, rốn hạt hình chữ V, vỏ hạt lưng có vân sần sùi.
• Độ ẩm không quá 12%
• Tỷ lệ hạt chắc: trên 85%.
• Tỷ lệ tạp chất (chủ yếu là hạt lửng, hạt lép): Nhỏ hơn 15%.
• Khối lượng 1.000 hạt: 4,2-4,5 gam.
• Tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt trên 75%.
• Nhiệt độ nảy mầm tối ưu: 18-23oC.
KỸ THUẬT ĐỂ HẠT GIỐNG ĐƯƠNG QUY TẠI CHỖ
• Chọn củ đã được một năm để làm giống.
Cách chọn củ:
– Khi thu hoạch Đương quy, chọn lấy những củ to, không đẻ nhánh, không bị sây sát và sâu bệnh dùng để trồng làm giống;
– Chọn củ xong phải đưa ra trồng ngay, không được để lâu.
• Kỹ thuật trồng cũng giống như đối với trồng Đương quy để lấy dược liệu.
– Bổ hốc để trồng với khoảng cách 40 x 40cm;
– Có thể không lên luống cao nhưng phải có rãnh thoát nước triệt để.
• Chăm sóc cho đến khi cây ra hoa và hạt chín.
• Thu hoạch:
– Khi quả chín vàng, khoảng 55-60 ngày sau khi nở hoa, hình thái hạt cứng chắc có màu nâu sẫm, thì tiến hành thu hoạch hạt;
– Ngắt từng bông đã chín, phơi trên nia, mẹt, sau đó tuốt hạt, làm sạch tạp chất, loại bỏ những hạt lép, phơi lại hạt đến thật khô, khi hạt giòn, bẻ ra có màu trắng trong là được, lúc này độ ẩm khoảng 12- 13%;
• Bảo quản trong lọ sành hoặc bình kín trong kho lạnh hoặc cất trong ngăn mát cuối cùng của tủ lạnh.
25C4259025C625B025C625A1ng2BQuy2BNh25E125BA25ADt2BB25E125BA25A3n2B2528Angelica2Bacutiloba2B2528Siebold2B25262BZucc.25292BKitag25292B2

4. Kỹ thuật làm đất

• Đất cần được cày sâu bừa kĩ, nhặt sạch cỏ dại, cày chia luống khoảng 1,2 m, lên luống sơ bộ;
• Có thể dùng vôi bột để khử chua, khử vi khuẩn, khử nấm bệnh với lượng 500kg vôi bột/ha, rắc đều cả mặt luống trước khi bón các loại phân khác 1 tuần;
• Bón lót: Rải đều lượng phân chuồng, tro bếp, phân lân trên mặt luống (xem lượng phân lót trong mục 6: Kỹ thuật bón phân). Tiếp tục lên luống lấp kín phân bón lót, chiều cao của luống cần đạt được 30-35cm, mặt luống rộng 90-100cm;
• Phân lô, làm rãnh thoát nước sâu 40-50cm xung quanh khu trồng để thoát nước.

5. Kỹ thuật trồng

Nên trồng bằng gieo hạt thẳng, không nên gieo cây con trong vườn ươm rồi nhổ đem trồng vì dễ làm đứt rễ cây ảnh hưởng đến phát triển rễ củ.

XỬ LÝ HẠT GIỐNG TRƯỚC KHI GIEO

• Ngâm hạt trong dung dịch muối ăn 15% (1 lít nước hòa vào 150 g muối ăn, khuấy đều cho tan hết muối). Mục đích là chọn được hạt giống chắc khỏe để khi trồng tỷ lệ hạt nảy mầm cao và khi gặp thời tiết lạnh, sương muối thì hạt vẫn nảy mầm tốt;
• Cho hạt giống vào dung dịch muối đã pha, khoắng đều trong 3 phút;
• Sau 15-20 phút vớt bỏ các hạt nổi, hạt lép lửng và thu lấy các hạt chìm;
• Tiếp tục đem các hạt giống ngâm trong nước ấm pha theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh (đảo đều trong 5 phút đầu), ngâm trong 8 tiếng (sau 4 tiếng phải thay nước mới một lần);
• Vớt ra rửa lại với nước sạch cho hết nhớt, để cho hạt ráo nước.

CÁCH GIEO HẠT

• Bổ hố trồng theo khoảng cách hốc cách hốc 20- 25cm;
• Tiến hành tra 3-4 hạt/hố, sau đó lấp đất mịn dày khoảng 1cm phủ hạt;
• Tưới nước đủ ẩm sau khoảng 15-20 ngày thì hạt nảy mầm;
• Khối lượng hạt giống cần 3-4kg/1 ha.

6. Kỹ thuật bón phân

25C4259025C625B025C625A1ng2BQuy2BNh25E125BA25ADt2BB25E125BA25A3n2B2528Angelica2Bacutiloba2B2528Siebold2B25262BZucc.25292BKitag25292B6

Lưu ý:
• Chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi có chứa nhiều nấm bệnh;
• Có thể hòa phân đạm và kali vào nước sạch theo tỷ lệ 100 lít nước cho 1-1,5kg phân rồi tưới vào sát gốc. Tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát;
• Lần bón phân cuối cùng phải cách ngày thu hoạch khoảng 50-60 ngày để đảm bảo thời gian cách ly tránh tồn dư phân bón trong dược liệu.

7. Làm cỏ, tưới nước

• Đương quy từ khi gieo đến khi mọc từ 15-20 ngày thường xuyên giữ ẩm 75-80%;
• Cần phải tỉa khi cây cao 5-8cm, có 3 lá thật, tỉa lần 1 loại những cây xấu mỗi hốc chỉ để lại từ 1-2 cây khoẻ;
• Khi cây cao 12-15cm tỉa lần 2 chỉ để lại 1 cây/hốc. Chỉ dùng kéo cắt/tỉa cây, không nhổ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây còn lại;
• Đảm bảo đủ ẩm cho cây sinh trưởng tốt, cung cấp nước kịp thời khi thời tiết khô hạn và thoát nước tốt khi trời mưa nhiều để tránh ngập úng.
Xem thêm  Mô hình chè Shan - Cỏ chăn nuôi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *