Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum, Et Thonn)

1. Lựa chọn vùng trồng

– Lựa chọn vùng trồng diệp hạ châu phải đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn nguyên tắc của GACP-WHO (xem chi tiết phần 1.2.1. Lựa chọn vùng trồng);
– Vùng trồng cho năng suất, chất lượng dược liệu tốt nhất là những vùng có khí hậu ôn hoà, nhiều nắng;
– Có nhiều loại đất có thể trồng được cây diệp hạ châu đắng, bao gồm đất cát pha sét, đất phù sa ven sông, đất cát ven biển, đất thịt, đất màu mỡ, dễ thoát nước, hơi ẩm;
– Không chọn vùng đất thấp trũng, vùng có khả năng thoát nước kém, dễ bị ngập úng khi mưa.
Di25E125BB2587p2Bh25E125BA25A12Bch25C325A2u2B2528Phyllanthus2Bamarus2BSchum252C2BEt2BThonn25292B5

 

2. Thời vụ trồng

– Diêp hạ châu có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời vụ sản xuất thích hợp nhất đối với vùng cao nguyên (Cát Tiên – Lâm Đồng) là từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm;
– Với vùng duyên hải Nam Trung bộ (Phú Yên) thì thời vụ thích hợp nhất là vào mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.

3. Kỹ thuật sản xuất giống

* THU HÁI HẠT GIỐNG
Chọn những ruộng có cây phát triển tốt, đồng đều, không sâu bệnh để thu lấy hạt giống.
• Thời gian thu hái: Chọn ngày nắng tốt để thu hái hạt giống; Nên thu vào sáng sớm trời còn mát để cho hạt không bị bong ra
• Thời điểm thu hái: Khi cây trên 55 ngày tuổi,và có nhiều trái già;
• Kỹ thuật thu hái: Dùng liềm cắt phần thân trên mặt đất, đựng trên bạt.
• Phơi tách hạt giống:
– Phơi trên sân xi măng sạch, hoặc trên bạt nhựa 2-3 nắng cho đến khi hạt bong ra hoàn toàn;
– Thu lấy hạt, sàng sẩy thật sạch,tiếp tục phơi 1-2 nắng, độ ẩm hạt dưới 8%;
– Năng suất: Hạt giống diệp hạ châu đắng sau khi đã được phơi khô và sàng sẩy sạch đạt khoảng 160kg/ha.
Thùng đựng hạt giống
* BẢO QUẢN HẠT GIỐNG
• Cất trữ hạt giống: Hạt giống diệp hạ châu đắng được cất trữ trong các thùng gỗ, bao PE, phuy nhựa sạch…có nắp đậy kỹ. Để nơi khô ráo, thoáng mát,tốt nhất cất trữ trong kho mát để tránh mối, mọt, kiến, côn trùng gây hại;
• Ghi nhãn:
– Các thông tin cần ghi bao gồm: Tên hạt giống, trọng lượng, lô sản xuất, ngày cất trữ, người cất trữ;
– Thông tin trên nhãn phải ghi rõ ràng, không được tẩy xóa, nếu ghi sai cần gạch duy nhất 1 đường (không gạch xóa chằng chịt) và ghi thông tin đúng vào bên cạnh.

4. Kỹ thuật làm đất

• Đất được cày bừa kỹ, phơi đất để diệt bớt côn trùng và cỏ dại. Làm sạch cỏ dại.
• Làm đất nhỏ và tơi xốp giúp cho bộ rễ phát triển tốt.
• Nếu đất có pH dưới 5, cần bón lót với 1 tấn vôi bột/ha.
• Lên luống rộng 1-1,2m, cao 20-25cm và rãnh rộng 20-30cm, chiều dài tùy theo chiều dài của ruộng trồng.
• Bảo quản: Tiêu chuẩn cơ sở chất lượng hạt giống diệp hạ châu đắng phải đạt được các chỉ số sau:
– Màu sắc: Màu nâu nhạt đồng nhất;
– Tỷ lệ nảy mầm > 85%;
– Trọng lượng 1000 hạt: 205-235 mg;
– Tỷ lệ tạp chất<5%;
– Độ ẩm < 8%;
– Không bị mốc, mọt, sâu.

5. Kỹ thuật trồng

XỬ LÝ HẠT GIỐNG:

• Hạt giống trước khi gieo cần ngâm trong dung dịch KMnO4 0,2% hoặc dung dịch Atonile 0,1% cho đến khi no nước, để diệt mầm bệnh bám trên mặt vỏ hạt, đồng thời kích thích hạt nảy mầm sớm và đồng loạt, sau đó ủ vào túi vải ở nhiệt độ khoảng 28-30οC và ủ 3-4 đêm. Nếu không có các dung dịch trên có thể ngâm bằng nước sạch.

GIEO HẠT:

• Khi hạt bắt đầu nứt nanh, đem trộn đều với cát mịn và gieo trực tiếp trên luống (liếp) đã chuẩn bị sẵn, lượng hạt giống cho 1 ha là 20-25kg.
• Sau khi gieo hạt, tủ một lớp rơm rạ mỏng để giữ ẩm và phải thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho hạt nhanh mọc.
Lưu ý:
– Đề phòng kiến ăn hạt, sau khi gieo hạt cần phun xịt thuốc trừ kiến (Như Basudin, Regent xanh)

– Lượng hạt giống Diệp hạ châugieo trên một đơn vị diện tích rất ít (2-3kg/ 1000m2) nên rất khó gieo, gieo không đều và thường bị thiếu giống vì vậy khi gieo hạt cần trộn thêm cát mịn vào hạt giống và chia phần hạt giống theo từng hàng để gieo cho đều.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng và chăm sóc Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.)

Di25E125BB2587p2Bh25E125BA25A12Bch25C325A2u2B2528Phyllanthus2Bamarus2BSchum252C2BEt2BThonn25292B1

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

Bón lót: Diệp hạ châu có thời gian sinh trưởng ngắn (55-60 ngày) vì vậy phân bón lót rất quan trọng. Cần bón đủ lượng phân chuồng ủ hoai mục, phân lân vi sinh tạo nguồn dinh dưỡng trong đất cung cấp kịp thời để cây sinh trưởng và phát triển (nhất là trong 30 ngày đầu sau khi gieo hạt). Lượng phân bón lót được sử dụng như sau:

Di25E125BB2587p2Bh25E125BA25A12Bch25C325A2u2B2528Phyllanthus2Bamarus2BSchum252C2BEt2BThonn25292B6

Lưu ý: Phân chuồng bón lót cần được ủ yếm khí (phân trộn với vôi và tủ bạt kín) nhằm tiêu diệt một số nấm bệnh và hạn chế sự nảy mầm của hạt cỏ dại trong phân chuồng. Sau khi hoàn thành bón lót, tiến hành xới đều, cào bằng phẳng mặt ruộng, đánh luống hoặc không.
Bón thúc: Thực hiện sau khi cây đã mọc lá thật và tiến hành như sau:

Di25E125BB2587p2Bh25E125BA25A12Bch25C325A2u2B2528Phyllanthus2Bamarus2BSchum252C2BEt2BThonn25292B7

Lưu ý: có thể bón lần 3 nếu thấy chiều cao cây chỉ đạt 40-50cm hoặc đất kém dinh dưỡng.

7. Làm cỏ và tưới nước

LÀM CỎ, TỈA CÂY:

• Diệp hạ châu đắng sẽ mọc sau gieo 5 -7 ngày, sau 10 ngày có thể bỏ vật liệu che phủ;
• Khi cây con có 3-4 lá thật cần tỉa bỏ những cây yếu, mọc dày chỉ để lại đủ mật độ cây cách cây 7 x 10cm;
• Sau khi gieo từ 17-20 ngày (cây được 5-6 lá thật) tiến hành làm cỏ, xới đất và bón thúc lần 1;
• Thường xuyên kiểm tra, quản lý cỏ dại trước mỗi đợt bón phân nhằm hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng.

TƯỚI NƯỚC:

• Giai đoạn 15 ngày sau khi gieo: Cần tưới nước thường xuyên, lượng nước phải đủ ẩm thì cây mới phát triển được. Nên tưới bằng thùng ô-doa hoặc hệ thống tưới phun sương;
• Sau đó có thể tưới nước tràn theo rãnh với định kỳ 3-5 ngày tưới 1 lần, nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để hạn chế sự thoát hơi nước;

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *