Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook.f)

1. Chọn vùng trồng

• Bạch chỉ thích ứng với khí hậu mát và ẩm, do đó có thể khai thác khí hậu mùa đông lạnh để trồng thu dược liệu vào vụ Đông Xuân tại đồng bằng Bắc Bộ;
• Vùng trồng Bạch chỉ thu dược liệu là Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hà Nội và Bắc Ninh, v.v…;

• Chọn vùng đất ruộng chất đất thịt nhẹ màu mỡ, tầng canh tác dầy, chủ động tưới nước, thoát nước;

Th25C325B4ng2Btin2Bchung2Bv25E125BB25812Bc25C325A2y2BB25E125BA25A1ch2Bch25E125BB25892B2528Angelica2Bdahurica2BBenth.2Bet2BHook.f25292B3

2. Thời vụ trồng

• Ở miền núi cao (trồng để lấy giống): gieo vào tháng 2-3 hoặc tháng 5-6 thì năm sau sẽ thu được hạt giống;
• Ở vùng đồng bằng (trồng để lấy củ): Gieo trồng vào tháng 9-11 và thu hoạch củ vào mùa thu năm sau. Thời gian sinh trưởng của Bạch chỉ khoảng 8 tháng.

3. Kỹ thuật sản xuất giống

• Bạch chỉ trồng bằng hạt. Hạt giống Bạch chỉ phải được nhân giống ở vùng có khí hậu lạnh (Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự) và phải lấy từ cây 2 tuổi;
• Ở đồng bằng, Bạch chỉ cũng ra hoa kết quả, nhưng hạt Bạch chỉ ở đồng bằng không dùng làm giống được vì nó sẽ cho Bạch chỉ thoái hoá, sớm lên ngồng ra hoa, bộ rễ bị gỗ hoá không dùng làm thuốc được;
• Phải chọn đúng loài Angelica dahurica Benth. et Hook.f..;
• Giống không bị lẫn tạp chất, không bị ô nhiễm.
Tiêu chuẩn hạt giống
• Hạt hình elip, có cánh, màu vàng óng;
• Hạt được lấy từ cây mẹ 2 năm tuổi khỏe mạnh, không sâu bệnh, có các đặc điểm đặc trưng của giống;
• Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80%;
• Tỷ lệ tạp chất: < 10%;
• Trọng lượng 1000 hạt: 3,9g.

4. Kỹ thuật làm đất

• Đất trồng Bạch chỉ cần được cày sâu, bừa kỹ và làm sạch cỏ dại, tàn dư thực vật;
• Có thể dùng vôi bột để khử chua, khử vi khuẩn, khử nấm bệnh với lượng 500kg vôi bột/ha, rắc đều cả mặt luống trước khi bón các loại phân khác 1 tuần;

• Bón lót: Rải đều lượng phân bón lót trên mặt luống (xem lượng phân lót trong mục…). Tiếp tục lên luống lấp kín phân bón lót, chiều cao của luống cần đạt được 30-35cm, mặt luống rộng 1,1-1,2m.

Xem thêm  Mô hình Keo - Xoài - Ngô - Cỏ chăn nuôi
Th25C325B4ng2Btin2Bchung2Bv25E125BB25812Bc25C325A2y2BB25E125BA25A1ch2Bch25E125BB25892B2528Angelica2Bdahurica2BBenth.2Bet2BHook.f252942B

5. Kỹ thuật trồng

Nên trồng bằng gieo hạt thẳng, không nên gieo cây con trong vườn ươm rồi nhổ đem trồng vì dễ làm đứt rễ cây ảnh hưởng đến phát triển rễ củ.

5.1. Kỹ thuật xử lý hạt giống

• Trước khi gieo ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 12-24 giờ;
• Vớt ra để ráo nước trộn đều với cát hoặc đất bột để gieo có thể ủ hạt nảy mầm rồi mới đem gieo.

5.2. Cách gieo hạt

• Gieo theo hàng. Rạch hàng gieo hạt theo khoảng cách hàng cách hàng: 20cm, cây cách cây: 15cm;
• Phủ một lớp trấu hoặc rơm rạ lên bề mặt luống để giữ ẩm Tiến hành tưới ẩm bằng vòi lắp đầu ô doa 2lần một ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để hạt nẩy mầm;
• Khi hạt nảy mầm nếu phủ lớp rơm rạ thì tiến hành dỡ bỏ;
• Khối lượng hạt giống cần 3-4kg/1 ha.

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

• Lượng bón tính cho 1000m2:
– Phân chuồng hoai mục 1,5-2 tấn (hoặc sử dụng thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 150kg/1000m2);
– Phân NPK 5-10-3: 70kg;
– Đạm Ure: 20kg;
– Phân kaliclorua: 10kg;
– Siêu kali bón lá (Super-kalium): 11 gói (loại 20 gram).
• Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục và phân NPK, trộn đều hai loại phân rồi bón vãi trong lúc lên luống;
• Bón thúc: Chia làm các lần bón như sau:
– Lần 01: Sau khi gieo được 2 tháng, khi cây được 3-4 lá bón 2kg đạm Urê/1 sào Bắc Bộ;
– Lần 02: Sau khi gieo được 3 tháng, khi cây được 5-6 lá bón 4kg đạm Urê/1 sào Bắc Bộ;
– Lần 03: Sau khi gieo được 4 tháng, khi cây trải lá bón 2kg đạm Urê + 2kg Kaliclorua/1 sào Bắc Bộ;
– Lần 04: Sau khi gieo được 5 tháng, bón 2kg kaliclorua + 4 gói siêu kali (Super-kalium) chia làm 3 lần (mỗi lần bón cách nhau 10 ngày).
+ Lần thứ nhất: bón 2kg kaliclorua
+ Lần thứ hai: phun 2 gói siêu kali
+ Lần thứ ba: phun 2 gói siêu kali
Chú ý: Lần bón phân cuối cùng phải cách ngày thu hoạch khoảng 40 ngày để đảm bảo thời gian cách ly tránh tồn dư phân bón trong dược liệu.

7. Làm cỏ và tưới nước

• Bạch chỉ từ khi gieo đến khi mọc từ 15-20 ngày thường xuyên giữ ẩm 75-80% (mỗi ngày tưới 1 lần);
• Khi hạt mọc thành cây thì gỡ bỏ rơm rạ;
• Khi cây có 1-3 lá: giữ ẩm 65-70 % (3 ngày tưới 1 lần);
• Nhặt cỏ dại, tỉa dần các chỗ cây có mật độ dầy, cây còi cọc, dị dạng, sâu bệnh;
• Khi cây 3 lá có thể bổ sung bằng đạm loãng 1% cho cây;
• Khi cây có 3-4 lá tiến hành xới xáo, giữ ẩm 40-45 % (1 tuần tưới 1-2 lần), kết hợp làm cỏ, tỉa dặm, mỗi hốc 1 cây, định theo mật độ khoảng cách;
• Khi cây trải lá: Tiến hành xới xáo, giữ ẩm thường xuyên, loại bỏ cây ngồng, tháo nước khi có mưa;
• Thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng của cây để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh và bón phân hợp lý.
Th25C325B4ng2Btin2Bchung2Bv25E125BB25812Bc25C325A2y2BB25E125BA25A1ch2Bch25E125BB25892B2528Angelica2Bdahurica2BBenth.2Bet2BHook.f25292B22B

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *