Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Atisô (Cynara scolymus L.)

K25E125BB25B92Bthu25E125BA25ADt2Btr25E125BB2593ng2Bv25C325A02Bch25C42583m2Bs25C325B3c2Bc25C325A2y2BAtis25C325B42B2528Cynara2Bscolymus2BL.2529

 

1. Lựa chọn vùng trồng

• Vùng trồng cho năng suất, chất lượng dược liệu tốt nhất là vùng trung du;
• Những nơi có khí hậu mát mẻ, đất màu mỡ, dễ thoát nước, hơi ẩm (Ẩm độ đất trong vụ khô trên 80%);
• Chọn những vùng đất cao ráo, có khí hậu ôn hòa, thuận lợi việc tưới tiêu và thoát nước. Đất trồng thuộc loại đất thịt nhẹ pha cát, nhiều mầu. Đất thịt trung bình (đất podzolic vàng đỏ), hàm lượng hữu cơ cao. Độ pH thích hợp 6- 6,5;
• Không chọn vùng đất thấp trũng (vùng có khả năng thoát nước kém, dễ bị ngập úng khi mưa);
• Ngoài ra việc lựa chọn vùng trồng Atisô phải tuân thủ theo nguyên tắc và tiêu chuẩn của GACP-WHO (xem chi tiết mục 1.2.1. Lựa chọn vùng trồng).

2. Thời vụ trồng và thu hoạch

Thời vụ trồng: Từ tháng 9-11, thích hợp nhất là tháng 10.
Thời vụ thu hoạch: Bắt đầu thu hoạch khoảng 3-4 tháng sau khi trồng. Sau đó, trung bình thu 1 lần/tháng và dừng thu khi cây ra hoa rộ.

3. Kỹ thuật nhân giống

TIÊU CHUẨN HẠT GIỐNG

• Sử dụng hạt giống được sản xuất tại Sa Pa, Lùng Phình thuộc Lào Cai;
• Hạt giống có tỷ lệ nảy mầm từ 85-90% trở lên;
• Hạt không ẩm mốc, lép hoặc lẫn tạp chất.

XỬ LÝ HẠT GIỐNG

• Ngâm hạt trong dung dịch muối ăn 15% (1 lít nước hòa vào 150g muối ăn), khuấy đều cho tan hết muối;
• Cho hạt giống vào dung dịch muối đã pha nói trên, khoắng đều trong 3 phút;
• Sau 10 phút vớt bỏ các hạt nổi, hạt lơ lửng (đó là các hạt lép lửng, các hạt bị bệnh), thu lấy các hạt chìm;
• Tiếp tục đem các hạt giống ngâm trong nước pha theo tỷ lệ 3 sôi: 2 lạnh (đảo đều trong 5 phút đầu), ngâm trong 8 tiếng đồng hồ (cứ 4 tiếng thay nước mới một lần);
• Vớt ra rửa lại 3 lần bằng nước sạch cho hết nhớt, để cho ráo nước.

THỜI VỤ GIEO HẠT

Thời vụ gieo hạt giống vào vườn ươm từ tháng 7-9 (thích hợp nhất là tháng 8).

CHUẨN BỊ ĐẤT VƯỜN ƯƠM

– Chọn đất pha cát, đất thịt nhẹ, bằng phẳng, không lẫn đá sỏi;
– Vị trí làm vườn ươm phải có đủ ánh sáng và chủ động được nước tưới;
– Làm đất: Cuốc đất để ải 30 ngày, sau đó nhặt sạch đá, sỏi và cỏ dại;
– Lượng phân bón: (tính cho 360m2 vườn ươm);
– Phân chuồng hoai mục: 120 kg
– Phân vi sinh hoặc Supe lân: 10 kg
– Phân đạm Urê: 0,5 kg
– Tro bếp, rơm rạ: 30 kg/ha
• Cách bón: Trộn đều tất cả phân chuồng, phân vi sinh, supelân và vôi bột với đất trước khi gieo hạt.

LÊN LUỐNG VƯỜN ƯƠM

• Đánh luống cao 20-25 cm, rộng 90-100 cm, chiều dài tùy theo điều kiện tại vườn ươm, rãnh rộng 30-35 cm;
• Dùng cuốc hớt hết đất rơi vãi trên rãnh lên mặt luống và san phẳng mặt luống.
Yêu cầu: Luống có kích thước đúng kỹ thuật, luống phẳng và hai bên luống đất không bị sạt.

GIEO HẠT

• Vãi hạt đều trên mặt luống, đảm bảo hạt cách hạt 2 cm (khi đánh cây sẽ không ảnh hưởng tới bộ rễ). 1 kg hạt gieo được 3 m2 luống ươm;
• Gieo hạt xong, rắc một lớp đất mùn dày 2 cm che lấp hạt;
• Rắc trấu sống hoặc rơm rạ lên mặt luống để hạn chế rửa trôi khi tưới nước và giữ được độ ẩm luống ươm;
• Dùng bình ô doa tưới đều luống ươm, lượng nước 2-3 lít/m2.
Yêu cầu: Rắc đều hạt, cách nhau 1-2 cm. Hạt không chồng và không sít nhau. Hạt được phủ một lớp đất mùn dày 2 cm. Mặt luống được rắc trấu sống hoặc phủ rơm rạ.

CHĂM SÓC CÂY VƯỜN ƯƠM

• Sau khi gieo hạt thường xuyên tưới nước bằng ô doa để giữ ẩm cho đất. Chú ý tưới đều trên mặt luống, tránh làm rẽ đất (Nếu làm rẽ đất hạt giống trôi theo nước tưới, ảnh hưởng đến độ đồng đều của cây con mới mọc);
• Sau khi gieo hạt từ 8 – 10 ngày, hạt bắt đầu mọc;
• Làm cỏ kết hợp với phá váng mặt vườn ươm cho cây con;
• Khi vườn ươm có độ tuổi từ 20-25 ngày, tưới bổ sung dinh dưỡng bằng nước phân chuồng loãng, sau khi tưới xong tưới lại bằng nước lã để rửa sạch nước phân trên cây con;
• Trước khi xuất vườn cây con ra trồng, không tưới nước phân chuồng + Đạm urê và NPK trong khoảng 10 ngày;
• Cây con ở vườn ươm từ 25-30 ngày, có chiều cao trung bình từ 15-20cm, cây có 4-5 lá thật, cây khỏe mạnh không sâu bệnh là đủ tiêu chuẩn để trồng ra ruộng sản xuất.

4. Kỹ thuật làm đất

• Vệ sinh đồng ruộng thu dọn triệt để tàn dư cây trồng và cỏ dại;
• Xử lý vôi bột, Mocap vào đất;
• Bón lót phân chuồng hoai mục và phân lân;
• Lên luống cao 20-25cm tùy chân đất cao hay thấp, luống trồng rộng từ 1,1m-1,2m, rãnh luống rộng 30cm. Cần xẻ rãnh thoát nước giữa các luống;
• Thực hiện chế độ luân canh hoặc xen canh, không nên chọn hai vụ liên tiếp sẽ làm giảm năng xuất và sâu bệnh hại nhiều. Tốt nhất nên luân canh, xen canh với các cây họ đậu và rau màu khác.

5. Kỹ thuật trồng

Mật độ trồng:
• Trồng hàng đơn, cây cách cây 60-70cm (đối với mật độ dày) hoặc 80-90cm (đối với mật độ thưa);
• Tùy vào giống, thời vụ và độ phì nhiêu của đất mà bố trí mật độ trồng tư 1000-1200 cây/ 1000m2 cho thích hợp.
Trước khi trồng nên nhúng cây con vào dung dịch thuốc Zineb hay Kasuran 1-2% trong 03 phút. Sau khi trồng, nếu có điều kiện nên dùng lá cây che mát hay phủ cỏ xung quanh gốc cây và tươi nhẹ để giữ ẩm và chống mất nước trong giai đoạn phục hồi cây con. Sau một tuần thì dỡ bỏ luống che.
Sau 10-15 ngày kiểm tra và trồng dặm cây chết, trong thời gian đầu để tận dụng đất còn trống và hạn chế cỏ dại nên trồng xen 1 vụ rau ăn lá như cải thảo, xà lách hay cải bắp. Khi trồng xen kẽ luống được làm hình lưng rùa hơi nghiêng về phía hai rãnh để tránh đọng nước vào gây chết cây con ở giữa luống.

6. Làm cỏ và tưới nước

• Giai đoạn đầu khi cây chưa khép tán, cỏ mọc nhiều nên cần phải xới cỏ và bứt bỏ lá chân vàng úa;
• Chỉ xới cạn và không được làm đứt rễ sẽ dễ bị bệnh xâm nhiễm, chỉ nên thực hiện lúc cây còn nhỏ;
• Tùy sức sinh trưởng của cây, thường sau 3-3,5 tháng thu hái lá lần đầu. Sau đó cứ 20 ngày hái lá lần tiếp theo kết hợp với bón phân và làm cỏ.
CHẾ ĐỘ NƯỚC TƯỚI
• Từ tháng 11 đến tháng 12 là mùa khô, đây cũng là giai đọan cây sinh trưởng mạnh do đó phải tưới nhiều nước;
• Sử dụng nguồn nước sạch để tưới nhằm tránh lây lan nguồn bệnh. Từ tháng 1 đến tháng 3 khi cây đã ra hoa, phải tưới nước đầy đủ và lượng nước tưới giảm dần nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoa;
• Sau khi mưa kết thúc 1 tháng cần tiến hành nỉa úp rãnh tạo điều kiện cho đất thoáng khô.
Xem thêm  Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nghệ (Zingiberaceae)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *