Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cát cánh (Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC)

1. Lựa chọn vùng trồng

Cây cát cánh phù hợp với những nơi có độ cao bình quân từ 900m đến 1800m so với mực nước biển, có nhiệt độ bình quân năm 18,7oC, mang tính ôn đới, mát mẻ về mùa hè, khô lạnh về mùa đông. Đây cũng là khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển cây dược liệu cát cánh. Một số điều kiện cơ bản cần đáp ứng về vùng trồng gồm:
• Vùng trồng có độ cao so với mặt nước biển từ 1000m trở lên;
• Đất có độ dày canh tác ≥ 50cm;
• Tốt nhất là loại đất thịt nhẹ (hoặc từ cát pha đến thịt trung bình) ít sỏi đá, tỷ lệ sét thấp, thoát nước tốt, có đủ ánh sáng và chủ động nước;
• Khoảng pHKCl tốt nhất: 6,0-7,0.

 

C25C325A1t2Bc25C325A1nh2B2528Platycodon2Bgrandiflorus2B2528Jacq.25292BA.2BDC25292B2

 

2. Thời vụ trồng

Từ trung tuần tháng 9 đến trung tuần tháng 10 hàng năm.

3. Kỹ thuật nhân giống

TIÊU CHUẨN HẠT GIỐNG

Trong sản xuất dược liệu, cát cánh chủ yếu được gieo trồng bằng hạt, thu quả ở những cây năm thứ 2, to, khỏe, không bị sâu bệnh, vỏ quả chuyển sang màu vàng cần thu kịp thời. Quả hái về để trong râm 2-3 ngày cho chín sinh lý, phơi nắng nhẹ cho khô, đập lấy hạt và tiếp tục phơi thêm 2-3 nắng.
Hạt giống cát cánh gieo trồng đúng loài Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC và đạt các tiêu chuẩn sau:
• Hạt khi khô có màu đen, bóng, không nhăn nheo;
• Khối lượng 1000 hạt từ 0,8-1,5 gam;
• Tỷ lệ hạt chắc trên 80%;
• Tỷ lệ tạp chất nhỏ hơn 1%;
• Tỷ lệ nảy mầm trên 80%;
• Nhiệt độ nảy mầm tối ưu từ 20-25oC;
• Thời gian nảy mầm từ 7 đến 10 ngày;
• Lượng giống cho 1 ha từ 3,0-4,0kg hạt.

LÀM ĐẤT

• Cày, cuốc đất để ải trước 30 ngày, sau đó đập đất nhỏ nhặt sạch cỏ. Lên luống cao 20cm, rộng mặt luống 80cm có hình mu rùa rãnh luống rộng 40cm;
• Lượng phân bón: tính cho 1 sào bắc bộ = 360m2.
– Phân chuồng hoai mục: 120kg
– Phân vi sinh hoặc spe lân: 10kg
– NPK: 1,0kg
– Tro bếp: 30kg
– Vôi bột: 15kg
• Cách bón:
– Trộn đều tất cả lượng phân chuồng, phân vi sinh, tro bếp, vôi bột với đất đã được sàng lọc nhỏ. Sau đó ủ lấy bạt dứa bao kín hố phân sau khoảng 30 ngày lấy ra để bón lót;
– Số phân NPK khi cây mọc được 50 ngày thấy cây thiếu dinh dưỡng thì cần ngâm với nước trước 2-3 ngày và pha 100 lít nước tưới cho cây. Tưới phân xong phải tưới rửa lại bằng nước sạch.

KỸ THUẬT GIEO HẠT GIỐNG

• Cách xử lý hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước 2 sôi 3 lạnh trong vòng 4 tiếng, sau đó vớt ra đãi lại 3 nước cho sạch trong rồi tiến hành ủ, sau 4-5 ngày hạt nứt nanh thì đem gieo;
• Cách gieo: Trước khi gieo hạt phải trộn đều hạt giống với cát khô hoặc tro bếp, rắc đều tay trên luống, đối với gieo hạt vào bầu, gieo mỗi bầu 4-5 hạt, gieo vãi trên luống với lượng gieo là 0,3-0,4 (g) hạt/m2;
• Gieo xong phủ một lớp đất mỏng khoảng 1cm lên trên rồi lấy trấu dập nhỏ hoặc rơm, rạ khô, sạch phủ lên trên xong tưới ẩm. Sau khoảng 6- 7 ngày hạt mọc mầm;
• Làm vòm che: Khi gieo hạt vào tháng 9-10 do vậy mưa rất nhiều và thời gian trồng vì vậy cần phải làm mái che bằng nilon màu trắng, để hạn chế nước mưa và bệnh thối nhũn và lở cổ rễ.

CHĂM SÓC VƯỜN ƯƠM:

• Thường xuyên thăm vườn. Nếu phát hiện cây bị bệnh cần phun thuốc kép có gốc đồng hoặc báo cán bộ khuyến nông;
• Trước khi xuất vườn khoảng 30 ngày cần luyện cây hạn chế tưới nước, không che phủ nilon;
• Sau khi hạt/hom mọc mầm dỡ bỏ rơm rạ, thường xuyên thăm vườn, làm cỏ và tỉa bớt cây xấu, nếu phát hiện cây bị bệnh cần phun Daconil 75WP;
• Khi cây mọc được 30- 40 ngày thấy cây thiếu dinh dưỡng bón bổ sung phân NPK (10kg/360m2) bằng cách ngâm phân NPK với nước trước 2-3 ngày và pha 100 lít nước tưới cho cây, tưới phân xong phải tưới rửa lại bằng nước sạch. Trước khi xuất vườn khoảng 30 ngày cần luyện cây bằng cách hạn chế tưới nước, dỡ bỏ che phủ ni-lon.

TIÊU CHUẨN CÂY GIỐNG XUẤT VƯỜN:

Tuổi cây giống (từ lúc gieo ươm đến khi xuất vườn) 90 đến 100 ngày, chiều cao cây 10-15cm, số lá thật từ 6-8 lá, cây khỏe, không bị sâu bệnh.
C25C325A1t2Bc25C325A1nh2B2528Platycodon2Bgrandiflorus2B2528Jacq.25292BA.2BDC25292B5

 

Xem thêm  Kỹ thuật trồng cây sơn tra (táo mèo - Docynia indica)

4. Kỹ thuật làm đất

• Làm đất: Đất được cày lật, phơi ải và nhổ hết cỏ dại; sau đó bón vôi và bừa đất cho kỹ sâu 10-20cm, làm đất nhỏ và tơi xốp, thu gom sạch cỏ dại;
• Lên luống: Cao 30-35cm, mặt luống rộng 70-80cm, độ rộng rãnh 30cm. Nếu trồng trên đất dốc phải làm luống theo đường đồng mức để tránh xói mòn;
• Cuốc hố hoặc rạch hàng: Hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 10cm.

5. Kỹ thuật trồng

TRỒNG BẰNG CÁCH TRA HẠT

• Tiến hành lấy cuốc bổ hố hàng cách hàng 20cm cây cách cây 10cm, hoặc rạch 3 hàng trên một luống. Tiến hành rải phân xong kéo màng nilon che phủ, tiến hành tra 3-4 hạt/hố tùy mức độ thử tỷ lệ nảy mầm hạt giống, sau đó lấp đất nhỏ 1cm lên trên hạt và có trấu rắc lên trên để giữ ẩm, tưới nước đủ ẩm cho hạt nảy mầm.

TRỒNG CÂY BẦU

Lưu ý: không nên trồng bằng cây con rễ trần vì khi nhổ cây con làm rễ bị tổn thương sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển rễ củ sau này.
• Chọn cây đủ điều kiện xuất vườn, thời gian từ 90 – 100 ngày, có đủ 3-4 lá, chiều cao từ 10cm trở lên, cây không bị sâu bệnh, bầu đất không bị vỡ;
• Khi trồng đặt bầu cây giống nhẹ nhàng theo mật độ, khoảng cách, lấp đất kín phần gốc rễ, sau đó ấn chặt. Trồng xong phải tưới nước ngay để cố định cây và giữ ẩm cho cây nhanh hồi xanh;
• Mật độ trồng lấy dược liệu 500.000 cây/ha. Mật độ thích hợp khoảng 375.000 cây/ha, tương đương khoảng cách 10x20cm (cây cách cây 10cm, hàng cách hàng 20cm);
• Mật độ trồng lấy hạt 200.000 cây/ha, trồng khoảng cách 20 x 25cm;
• Phủ màng nilon kín mặt luống sau khi bón lót, cố định màng nilon trên mặt luống bằng ghim hoặc dùng đất ấp vào mép của màng nilon. Sử dụng loại nilon đen có kích thước khổ ngang 1,0m, có độ dày tối thiểu 20mic (0,2mm) để phủ luống cát cánh;
• Trộn đều phân với đất dùng tay gạt phân ra 4 xung quanh miệng hố rồi xé túi bầu hoặc cây rễ trần và đạt cây đứng giữa hố dùng tay nhẹ nhàng vun đất xung quanh cây, chỉ lấp kín phần rễ không được lấp kín phần nõn cây.

CHĂM SÓC SAU KHI TRỒNG

• Điều kiện thời tiết mỗi vụ khác nhau nên cần theo dõi sinh trưởng thường xuyên để có những điều chỉnh chế độ chăm sóc phù hợp, đặc biệt không được sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng, cần chú ý không được sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hay hóa chất nông nghiệp trước khi thu hoạch 30 ngày để tránh tồn dư trong dược liệu;
• Khi trồng cây xong phải tưới nước ngay để cố định cây và giữ ẩm cho cây phát triển tốt;
• Sau trồng 20-25 ngày cây bén rễ hồi xanh trở lại ta tiến hành làm cỏ, xới xáo.

TỈA ĐỊNH CÂY VÀ TRỒNG DẶM

• Sau khi gieo trồng từ 1,5-2 tháng là khoảng thời gian thích hợp để tỉa định cây. Ở mỗi hốc chỉ giữ lại 1-2 cây khỏe và sinh trưởng tốt nhất, số cây còn lại nhổ để trồng dặm vào những hốc không có cây mọc hoặc những hốc có cây sinh trưởng kém, còi cọc, bị sâu bệnh;
• Trong tháng đầu sau khi tỉa và trồng dặm cần tưới nước, giữ cho đất đủ ẩm giúp cây sinh trưởng khỏe và tỷ lệ sống cao.

6. Phân bón và kỹ thuật bón

• LƯỢNG PHÂN: 

Mỗi 01ha cát cánh, sử dụng công thức phân bón
– Phân chuồng hoai mục: 15 tấn/ha;
– NPK: 300kg/ ha => 10,8kg/ sào 360m2;
– Phân Kali: 200kg/ ha => 7,2kg/ sào 360m2;
– Tro bếp: 500kg/ ha => 18kg/ sào 3602;
– Vôi bột: 500kg/ ha => 18kg/ sào 360m2 (tùy theo độ pH của đất).

• CÁCH BÓN: 

Trộn đều toàn bộ phân chuồng hoai mục, NPK, tro bếp, vôi bột. Đánh thành đống sau đó phủ bạt lên trên sau khoảng 30 ngày đem ra ruộng sản xuất trồng.

• BÓN LÓT: 

Toàn bộ lượng phân chuồng hoai mục + ½ lượng NPK (tương đương 250kg). Phân chuồng hoai mục và NPK trộn đều với nhau để bón lót. Tạo rạch để bón phân, rạch nọ cách rạch kia 20cm, cho phân vào rạch rồi lấp kín đất, độ dày của lớp đất lấp phân khoảng 5cm.

• BÓN THÚC:

– Đợt 1: sau khi trồng 1-2 tháng: Bón lượng NPK còn lại (tương đương 250kg/ha);
– Đợt 2: sau khi trồng 3-4 tháng: Bón toàn bộ lượng kali clorua (200kg/ha);
– Đợt 3: Sau khi trồng 5-6 tháng bón 1/4 lượng đạm urê và 1/2 lượng kali;
– Đợt 4: Sau khi trồng 7-8 tháng bón 1/4 lượng đạm urê và 1/2 lượng kali còn lại.
Lưu ý: Dùng chép hoặc cọc gỗ vót nhọn một đầu xiên chéo vào hốc cát cánh đã có lỗ thủng trên màng nilon tạo độ chếch so với gốc cây khoảng 5-7cm để thả phân sau đó lấp đất.Tránh để phân tiếp xúc trực tiếp vào lá, sau khi bón tưới nước vừa có tác dụng giữ ẩm cho đất vừa để cây dễ hấp thu phân bón.

7. Làm cỏ và tưới nước

LÀM CỎ:

• Nên thực hiện thường xuyên để ruộng sạch cỏ và hạn chế được sâu bệnh hại. Cỏ dại được nhổ bằng tay, giẫy bằng cuốc hoặc máy cắt cỏ (cắt ở phần rãnh luống). Không sử dụng thuốc diệt cỏ;
• Giai đoạn cây mới trồng cần kiểm tra, trồng dặm cây đảm bảo mật độ, khoảng cách;
• Thăm đồng thường xuyên, vệ sinh dụng cụ phun thuốc, thu gom bao gói thuốc BVTV đúng nơi quy định, phòng ngừa khả năng gây ô nhiễm đất trồng và môi trường vùng sản xuất.

TƯỚI NƯỚC:

Ở giai đoạn cây còn nhỏ, mới gieo trồng trong 02 tháng đầu tiên cần giữ cho ruộng cát cánh đủ ẩm để tỷ lệ cây mọc cao và sống khỏe. Khi đất thiếu ẩm thực hiện việc tưới trực tiếp vào gốc cây. Do đó, việc tưới nước cần phải duy trì thường xuyên 2-3 ngày/ lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm cho cây, đảm bảo thoát nước tốt.
Khi cây đã vượt qua giai đoạn 02 tháng đầu sau khi gieo trồng, bộ rễ đã tương đối khỏe mạnh sẽ không cần tưới nước, từ lúc này chủ yếu thực hiện việc tiêu nước kịp thời khi mưa lớn để tránh làm thối rễ củ. Không được để đọng nước trên mặt và rãnh luống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *