Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cà gai leo (Solanum hainanense Hance/Solanum procumbens Lour)

1. Lựa chọn vùng trồng

• Chọn vùng đất cao, thoát nước tốt, tầng đất sâu dày, đất cát pha…;
• Vùng trồng phải thuận lợi việc tưới tiêu và thoát nước, không chọn vùng đất trũng dễ ngập nước, thoát nước kém;
• Đất càng giàu mùn, tơi xốp càng tốt. Độ pH từ 5,0-6,5;
• Cà gai leo có thể trồng trên đất bãi ven sông, đất nương, vườn nhà;
• Nếu trồng trên vườn nhà phải lưu ý phòng tránh ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt hoặc vật nuôi của hộ gia đình.
C25C325A02Bgai2Bleo2B2528Solanum2Bhainanense2BHance25292B2

2. Thời vụ trồng trọt

• Vụ 1: tháng 3-4 dương lịch;
• Vụ 2: tháng 8-9 dương lịch.

3. Kỹ thuật sản xuất giống

3.1. Kỹ thuật nhân giống bằng hạt

Thu hạt giống và bảo quản:

• Vào thời điểm tháng 8-9, trên cây mẹ 2 tuổi tiến hành chọn những quả chín già để làm giống;
• Chọn đúng loài Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens Lour., tên địa phương là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù;
• Hạt giống phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng như sau;
– Tỷ lệ hạt chắc: > 80%;
– Tỷ lệ khối lượng hạt/kg quả: 0,3kg hạt/ 1kg quả tươi;
– Tỷ lệ tạp chất: < 20%;
– Khối lượng 1.000 hạt: 22,3g;
– Tỷ lệ nảy mầm: > 70%;
• Tiến hành ủ kín quả trong vòng 24h, sau đó tiến hành dầm quả bằng tay đến khi thịt quả bị nát và tiến hành đãi hạt.
• Chỉ lấy phần hạt chắc chìm xuống và dùng nong, nia để phơi hạt trong điều kiện nắng vừa phải, không phơi hạt trực tiếp trên nền sân gạch hoặc xi măng và dưới ánh nắng mạnh.

• Sau khi hạt khô để lại hạt cho vụ sau bằng cách đựng trong chai lọ, đậy kín.Thời gian bảo quản tốt nhất không quá 6 tháng.

C25C325A02Bgai2Bleo2B2528Solanum2Bhainanense2BHance25292B3

CHỌN THỜI VỤ GIEO:

• Thời vụ gieo hạt Cà gai leo: Gieo vào hai vụ chính.
– Vụ 1: Gieo hạt vào tháng1-2, trồng vào tháng 3-4 dương lịch;
– Vụ 2: Gieo hạt vào tháng 6-7, trồng vào tháng 8-9 dương lịch.
• Trước khi gieo phải xử lý hạt, có thể ngâm trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh khoảng từ 8-12 tiếng sau đó vớt ra để hạt khô rồi đem gieo.

KỸ THUẬT GIEO HẠT CÀ GAI LEO:

Hạt Cà gai leo có thể gieo, nhân giống bằng hai cách gieo vườn ươm và gieo bầu.
Gieo vườn ươm:
• Chọn đất:
– Vườn ươm giống Cà gai leo chọn nơi cao ráo, khả năng tưới tiêu tốt, không bị ngập nước.

– Đất vườn ươm vụ trước không trồng cây cùng họ cà.

• Làm đất:
– Đất gieo hạt được cày bừa tơi xốp;
– Bón lót bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và phân lân;
– Lượng phân bón lót cho 1000 m2 như sau: Phân chuồng ủ hoai mục 1 tấn,+ supe Lân 30kg;

– Lên luống gieo hạt rộng 1-1,2m, cao 20-25cm. Khoảng cách giữa hai luống 40cm;

• Gieo hạt:
– Hạt Cà gai leo rất nhỏ, nên trộn hạt với cát, rải đều trên luống;

– Lượng hạt 5-8gr/1m2, gieo hạt xong rải 1 lớp đất mịn lên mặt luống để phủ hạt và tiến hành tưới ẩm.

Cách gieo hạt vào bầu:
• Chuẩn bị bầu gieo:
– Bầu gieo hạt được chuẩn bị từ trước, đất và các giá thể khác được trộn đều có sẵn trong bầu;
– Bầu là túi nilon, kích thước 11 x 7cm;
– Giá thể bầu gồm có: Đất vào bầu có thành phần 70-75% đất thịt tơi xốp, 20-25% phân vi sinh và 2% Supe lân theo khối lượng, phía dưới bầu chọc lỗ để thoát nước.
• Gieo hạt:
– Gieo khoảng 2-3 hạt/bầu;
– Khi cây phát triển, nhổ loại bỏ các cây yếu, sâu bệnh…, để lại cây khỏe, phát triển tốt nhất làm giống;
– Xếp bầu dưới dàn có lưới che;
– Tưới nước, chăm sóc, theo dõi đến khi cây có thể xuất trồng.
• Chăm sóc:
– Sau 5-7 ngày hạt nẩy mầm, phòng kiến cắn mầm hạt bằng cách tưới ẩm, đặc biệt về chiều;
– Sau 15 ngày cây cao 3-5cm, tiến hành nhổ cỏ, tỉa các cây yếu, cây bị bệnh;
– Tưới phân DAP (Diamon phosphat) 1% để tạo điều kiện cho cây phát triển ban đầu tốt hơn;
– Thường xuyên thăm vườn cây con, nếu cây còi cọc, vàng do thiếu phân nên tưới bổ sung thêm DAP liều lượng 1-2% bằng cách hòa nước tưới;
– Nếu có sâu hại tiến hành bắt sâu bằng tay hoặc các biện pháp sinh học khác. Sau 60 ngày cây cao 10-15cm, chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, dập gẫy đem ra trồng.
Tiêu chuẩn cây giống từ hạt:
• Chiều cao: 10-15cm;
• Số lá: Từ 5 lá trở lên;
• Khỏe mạnh không sâu bệnh;
• Rễ mầm: dài từ 3cm trở lên.

3.2. Kỹ thuật nhân giống bằng giâm cành

CHỌN THỜI VỤ GIÂM:

Cà gai leo có thể trồng quanh năm, tuy nhiên nên ươm trồng vào 2 vụ chính như sau:
• Vụ 1: Giâm hom vào tháng 2-3, trồng vào tháng 3-4 dương lịch;
• Vụ 2: Giâm hom vào tháng 7-8, trồng vào tháng 8-9 dương lịch.

CHỌN HOM GIÂM:

• Chọn cây mẹ:
– Xác định đúng loài, cây mẹ được chọn từ vườn giống gốc, cây sinh trưởng, phát triển tốt, không sâu bệnh, cây có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt.
• Chọn hom giống:
– Hom giống được lấy từ cây mẹ đã chọn, cành bánh tẻ mập, khỏe mạnh, không sâu bệnh;
– Hom giống được cắt có chiều dài 15cm-18cm, có khoảng 3-4 mắt cành.
Lưu ý: Khi cắt hom giống không được dập nát và trầy xước vỏ. Hom cắt xong phải được sắp xếp gọn trong khay, hoặc thùng xốp để nơi râm mát, tránh làm hom héo.

XỬ LÝ HOM GIÂM:

• Ngâm hom giâm vào thuốc trừ nấm có hoạt chất Carbendazim nồng độ 2% trong thời gian 10-15 phút, sau đó lấy ra nhúng phần gốc vào thuốc kích thích ra rễ GA3 với nồng độ 1000ppm (1g/lít nước) hoặc sử dụng thuốc trừ nấm, ra rễ cây trồng;
• Phương pháp giâm: Có 2 cách, giâm vào bầu hoặc giâm vào vườn ươm:
Giâm hom trong bầu:
• Bầu được chuẩn bị như phần đã nêu trên;
• Hom giống sau khi đã được xử lý cắm phần gốc sâu xuống 2/3 vào giữa bầu, sau đó xếp bầu vào giàn có mái che, tưới ẩm, chăm sóc hàng ngày.
Giâm hom trên vườn ươm:
• Chọn đất:
– Vườn ươm giống Cà gai leo chọn nơi cao ráo, khả năng tưới tiêu tốt, không bị ngập nước;
– Đất vườn ươm vụ trước không trồng cây cùng họ cà.
• Làm đất:
– Đất giâm cành phải được dọn sạch cỏ dại, cày bừa kỹ cho tơi xốp đất, lên luống cao 10cm, toàn bộ đất được cào bồi thành bờ cao 10cm;
– Đổ cát đầy luống, san đều sao cho độ dày cát đạt 20cm;
– Mặt luống rộng 1,2m luống cách luống 40cm.
• Vườn ươm Cà gai leo được che nắng bằng lưới đen thưa, độ che nắng 50%;
• Tưới bằng hệ thống tưới phun sương mù hoặc tưới phun mưa;
• Kỹ thuật giâm hom:
– Toàn bộ luống phủ cát được tưới ẩm, tiến hành rạch hàng theo chiều cắt ngang luống.
– Hom giống được cắm chếch 450, cắm 2/3 hom xuống cát.
– Hom cách hom 3-4cm, hàng cách hàng 10cm-12cm, cắm xong từng hàng tiến hành lấp cát và nén chặt.
• Tiêu chuẩn cây giống từ hom
– Mầm: dài từ 15-20cm
– Số lá: từ 5 lá trở lên
– Rễ mầm: dài từ 3-5cm
– Cây khỏe mạnh, sạch sâu bệnh

3.3: Chăm sóc cây giống

• Tưới đủ nước cho cây, thời gian đầu phải tưới hàngngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối;
• Khi cây đã ra rễ và mọc ổn định thì có thể cách 2-3 ngày tưới 1 lần;
• Lượng nước tưới cần đủ ẩm;
• Sau khoảng 7 ngày hom bật mầm, 10 ngày hom ra rễ. Lúc này giảm dần ẩm độ của nền giâm, tiến hành loại bỏ các hom hỏng;
• Kiểm tra sức sống của mầm hom, khoảng 20 ngày sau giâm, tiến hành huấn luyện hom bằng cách tháo bớt lưới che nắng, sau 3 ngày tháo bỏ lưới cho hom hoàn toàn tiếp xúc với ánh nắng;
• Khoảng 45 ngày sau giâm hom giống có mầm dài 15cm-20cm, rễ mầm dài 3cm-5cm nhổ (bứng) hom và mang đi trồng.

4. Kỹ thuật làm đất

• Đất trồng Cà gai leo cần được cày sâu, phơi ải để diệt mầm mống sâu bệnh hại trong đất, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, rắc vôi bột cải thiện pH và diệt nấm bệnh;
• Lên luống: Tùy từng ruộng mà có thể lên luống hoặc không. Những ruộng đất thấp khó thoát nước nên lên luống. Lên luống theo hướng Đông Tây để tận dụng tối đa năng lượng ánh sáng mặt trời, chiều rộng mặt luống là 60cm, luống cao 20-25cm, rãnh cách 2 luống 30cm. Mỗi luống trồng hai hàng (theo kiểu nanh sấu).

5. Kỹ thuật trồng

KỸ THUẬT BỨNG CÂY GIỐNG

• Đối với Cà gai leo được gieo bằng hạt hoặc giâm cành trên vườn ươm, khi cây đạt tiêu chuẩn cao 10-15cm thì có thể bứng cây ra trồng;
• Dùng xẻng xấn sâu thành từng mảng sao cho cây vẫn giữ được bầu đất thì tỷ lệ sống của cây cao;
• Không dùng tay nhổ sẽ làm đứt rễ, với đất vườn ươm khô thì phải tưới nhẹ nước trước khi bứng cây.

KỸ THUẬT TRỒNG:

• Sau khi làm đất, lên luống cuốc đất thành từng hốc, bỏ phân xong phủ một lớp đất lấp kín phân;
• Đặt cây xuống bên cạnh hốc (không trồng trực tiếp lên phân) sau đó lấp kín đất và ấn chặt xung quanh gốc;
• Mật độ và khoảng cách trồng:
– Mật độ trung bình: 4.000-6.000 cây cho 1,000m2 (trồng dày hơn khi đất có độ màu mỡ cao và thưa hơn đối với đất cằn cỗi hơn);
– Khoảng cách hốc cách hốc: 30x30cm.
• Trồng xong tiến hành tưới ẩm để rễ cây tiếp xúc nhanh với đất mới.Trong điều kiện nắng nóng có thể phủ thêm rơm rạ đã ủ qua, để tránh mất nước nhanh hoặc dùng phủ bằng nilon đen chuyên dùng trong nông nghiệp

6. Kỹ thuật bón phân

KỸ THUẬT BÓN PHÂN:

Cách 1
Bón lót: Trộn hỗn hợp phân dành cho bón thúc cùng với đất khi cho vào hốc sau đó phủ 1 lớp đất lên.
Bón thúc: Chia làm ba lần
– Lần 1: Bón kết hợp với làm cỏ và xới váng;
– Lần 2: Lượng kali trộn đều và bón theo hốc kết hợp làm cỏ và xới xáo;
– Lần 3: Bón kết hợp làm cỏ.

C25C325A02Bgai2Bleo2B2528Solanum2Bhainanense2BHance25292B4

Cách 2:
• Có thể sử dụng công thức phân thương phẩm sau(tính cho 1000m2): 30kg NPK 5:10:3 + 23,5kg phân Super lân + 36kg đạm Urê + 15,2kg Kali clorua
Bón lót: Bón toàn bộ vôi bột, phân chuồng, 30kg NPK 5:10:3 + 23,5kg phân Super lân + 3,5kg Kali clorua. Hỗn hợp phân phải được trộn đều với nhau và trộn cùng với đất khi cho vào hốc sau đó phủ 1 lớp đất lên.
Bón thúc: Chia làm ba lần
– Lần 1: Sau trồng 20 ngày bón 12kg đạm Urê, bón kết hợp với làm cỏ và xới phá váng;
– Lần 2: Sau trồng 50 ngày bón 18kg đạm Urê + 8,2kg Kali clorua, trộn đều và bón theo hốc;
– Lần 3: Sau trồng 90 ngày bón 6kg đạm Urê + 3,5kg Kali clorua.
• Bón phân cho các lần cắt thứ 2 và 3 trong năm;
• Sau mỗi lần cắt bón lượng phân cho 1000m2 chia làm 2 lần như sau:
– Lần 1: Sau khi cắt dược liệu khoảng 1 tuần bón 7,1kg đạm Ure + 16,6kg super lân + 5kg Kaliclorua;
– Lần 2: Sau khi cắt dược liệu khoảng 70 ngày bón 7,1kg đạm Ure + 16,6kg super lân + 5,8kg Kaliclorua.
Chú ý:
• Bón bằng cách rắc cách gốc 5-10cm, tránh tiếp xúc trực tiếp vào lá, sau khi bón vun đất phủ kín phân bón.
• Trước khi bón thúc lần 2, tiến hành ngắt ngọn cây, để chiều cao cây trung bình 20-25cm
• Lần bón phân cuối cùng phải cách ngày thu hoạch khoảng 40 ngày để đảm bảo thời gian cách ly tránh tồn dư phân bón trong dựợc liệu

7. Làm cỏ và tưới nước

LÀM CỎ VÀ DẶM CÂY

Dặm cây: Giai đoạn cây mới trồng cần kiểm tra, dặm cây đúng mật độ, khoảng cách.
Làm cỏ:
– Được tiến hành sau trồng 15 ngày, nhổ cỏ gốc, kết hợp xới xáo váng, tạo điều kiện cho cây phát triển.
– Việc làm cỏ được tiến hành dựa vào kiểm tra đồng ruộng định kỳ và mức phát triển cỏ dại.
– Cỏ nhổ xong được thu gom và đưa ra khỏi ruộng tránh sâu bệnh ẩn trú.

TƯỚI NƯỚC:

• Trong thời gian đầu khi mới trồng đến 5 ngày sau, việc tưới nước cần phải duy trì từ 2 lần/ngày;
• Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, luôn đảm bảo thoát nước tốt.
Xem thêm  Mô hình Tếch - Mận - Cà phê - Đỗ tương - Cỏ chăn nuôi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *