Kỹ thuật trồng cây sơn tra (táo mèo – Docynia indica)

Cây sơn tra (Docynia indica, còn gọi là cây táo mèo) là cây bản địa tại các vùng núi cao tại Nam và Đông Nam châu Á, cũng như tại các vùng núi cao miền Bắc, Việt Nam. Quả thường được dùng để ăn, làm trà, si-rô, dấm hay ngâm rượu. Quả sơn tra có chứa một số hoạt chất như polyphenol, tannin, saponin, organic acid, amino acid có tác dụng tốt cho sức khỏe.

K25E125BB25B92Bthu25E125BA25ADt2Btr25E125BB2593ng2Bc25C325A2y2Bs25C625A1n2Btra2B2528t25C325A1o2Bm25C325A8o2B 2BDocynia2Bindica25292B2B2 K25E125BB25B92Bthu25E125BA25ADt2Btr25E125BB2593ng2Bc25C325A2y2Bs25C625A1n2Btra2B2528t25C325A1o2Bm25C325A8o2B 2BDocynia2Bindica2529

Cây sơn tra dễ trồng từ hạt và cây ghép. Cây ghép có thể cho quả sau trồng từ 2-3 năm, nhanh hơn trồng từ hạt, thường là 5 năm.

Cây sơn tra được xem là cây đặc sản vì thường chỉ cho quả tại nơi có độ cao hơn 800 m so với mực nước biển. Do đó, nếu kết hợp chọn giống, tạo cây ghép chất lượng cao, kết hợp trồng trong các hệ thống Nông Lâm kết hợp sẽ có tác dụng đa dạng sản phẩm, cho thu nhập sớm và tăng thu nhập cho các nông hộ nhỏ miền núi. Trong vùng đất dốc miền núi, cây sơn tra thường được sử dụng như một thành phần quan trọng trong nhiều hệ thống nông lâm kết hợp như: Sơn tra – Cỏ chăn nuôi, sơn tra – Cà phê – Đậu tương, sơn tra – Ngô – Cỏ chăn nuôi.

a. Kỹ thuật trồng và bón phân

Bước 1: Chuẩn bị hố với kích thước 50 cm × 50 cm × 50 cm hoặc 60 cm × 60 cm × 60 cm.
Bước 2: Bón lót 10-15 kg phân chuồng hoai mục và 0,5 kg phân NPK tỷ lệ 5:10:3 (hoặc lượng tương đương) mỗi hố. Bón lót ủ phân trước khi trồng 1 tháng.

  • Năm 1-3: Bón 0,2 kg phân NPK tỷ lệ 5:10:3 (hoặc lượng tương đương) mỗi cây.
  • Từ năm thứ 4 trở đi: Bón theo tình trạng cây và năng suất quả. Có thể bón 0,5 kg NPK tỷ lệ 5:10:3 (hoặc lượng tương đương) mỗi cây. Chia 2 lần bón, lần 1 vào tháng 3-4, lần 2 khoảng tháng 10 sau khi thu hoạch.
Xem thêm  Mô hình Mắc ca - Cà phê - Đỗ tương

Cách bón: Làm sạch cỏ và đào rãnh xung quanh tán cây sâu 15-20 cm, rải phân đều sau đó lấp kín đất. Với những cây cho sai quả hơn mức trung bình (so với các cây cùng trồng), nên bón tăng lượng phân để đảm bảo cho quả năm sau. Lượng phân bón từ 0,75-1 kg NPK 5:10:3 (hoặc lượng tương đương)/cây/năm.

b. Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán thời kỳ kiến thiết cơ bản

Tỉa cành, tạo tán cây sơn tra thời kỳ kiến thiết cơ bản giúp tạo bộ khung vững chắc cho cây, tạo bộ tán phát triển theo chiều ngang và có độ cao phù hợp.

  • Từ vị trí mắt ghép 60-70 cm bấm ngọn cây để mầm ngủ phát triển thành cành bên. Khi cành bên phát triển, giữ lại 3 cành khỏe mọc từ thân chính phát triển đều về 3 hướng, gọi là cành cấp 1.
  • Cành cấp 1 dài khoảng 60 cm thì bấm ngọn.
  • Khi các mầm ngủ trên cành cấp 1 mọc thành cành cấp 2, giữ lại 2-3 cành cấp 2 khỏe mọc đều về các hướng.
  • Tương tự, tạo các cành cấp 3 từ các cành cấp 2. Tuy nhiên cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài mà chỉ tỉa bỏ các cành cấp 3 yếu hoặc khi mật độ quá dày.

c. Tỉa cành, tạo tán thời kỳ kinh doanh

Từ bộ khung tán lá đã tạo từ thời kỳ kiến thiết cơ bản. Cắt tỉa định kỳ hàng năm vào các thời điểm sau thu hoạch (khoảng tháng 10) và trước khi cây ra hoa (tháng 2-3). Cắt bỏ các cành như cành vượt, cành mọc đan chéo, cành mọc ngược, cành gãy, cành sâu bệnh, cành trong tán hoặc tỉa thưa bớt nơi cành quá dầy.

Xem thêm  Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) và Keo tai tượng/keo lai (Acacia mangium Willd)

Kỹ thuật trồng cây sơn tra (táo mèo - Docynia indica)

d. Phòng trừ sâu bệnh hại

Một số sâu bệnh hại chính thường gặp trên cây sơn tra như xén tóc và sâu đục quả có thể phòng trừ bằng biện pháp sinh học.

Sâu đục thân:

Xén tóc (Cerambycidae) trưởng thành đẻ trứng vào các khe nứt của vỏ hoặc kẽ của cành và thân. Ấu trùng nở ra sẽ tấn công phần vỏ và gỗ mềm trước, sau đó đục sâu vào trong thân, cành. Phòng trừ bằng cách tiến hành tỉa cành, tạo tán đúng kỹ thuật nhằm tạo cho cây bộ tán thông thoáng, đồng thời phát dọn cỏ dại. Vào các thời điểm tháng 3 và tháng 10 cần làm sạch thân, cành chính và quét hỗn hợp nước vôi đặc (0,5-1 kg vôi + 5 lít nước) lên thân cây làm mất chỗ đẻ trứng của xén tóc. Khi quan sát thấy các lỗ sâu đục (thấy đùn phân ra) có thế bơm hỗn hợp nước vôi đặc vào sau đó dùng đất sét trét kín lỗ đục.

Sâu đục quả:

Theo khảo sát từ dự án AFLi, khoảng 50% quả sơn tra bị sâu đục quả hại tại các huyện như Tuần Giáo (Điện Biên) và Thuận Châu (Sơn La). Sâu đục quả đục vào lõi của quả và phá hoại trong lõi. Biện pháp chủ yếu hiện nay là tiến hành phát dọn cỏ dại trong vườn, đảm bảo kỹ thuật tỉa cành, tạo bộ tán thông thoáng để hạn chế sự trú ngụ và phát sinh của sâu hại.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng và chăm sóc Gừng (Zingiberaceae)

e. Thu hoạch

Cây sơn tra ghép thường bói vào quả năm thứ 2-3 sau trồng, năng suất tăng dần và đạt trung bình 100 kg quả/cây vào năm thứ 5 trong các thử nghiệm thiết lập năm 2013 tại Tỏa Tình (Điện Biên). Vụ thu hoạch hàng năm khoảng từ tháng 8-10 tại Tây Bắc.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *