Đường đồng mức và kỹ thuật tạo đường đồng mức

Đường đồng mức và kỹ thuật sử dụng thước chữ A

a. Khái niệm đường đồng mức

Đường đồng mức là đường nối tất cả các điểm có cùng độ cao so với một đường tham chiếu (thường là so với mực nước biển). Trên các khu vực đất dốc, dòng chảy từ phía trên sẽ chảy thẳng xuống phía dưới và chảy qua các đường đồng mức. Cây lâu năm và cây ngắn ngày được trồng trên đường đồng mức sẽ giúp cản trở dòng chảy, giảm tốc độ chảy, đồng thời làm tăng lượng nước thấm xuống bề mặt đất. Từ đó có thể phát huy hiệu cảm giảm xói mòn đất từ dòng chảy. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại và độ ẩm đất cũng tăng lên nhờ lượng nước thấm vào đất.

Minh họa đường đồng mức
Minh họa đường đồng mức

b. Kỹ thuật thiết kế đường đồng mức sử dụng thước chữ A

Có nhiều phương pháp và dụng cụ để đo đường đồng mức trên đất dốc như vòng O, hay sử dụng lưng trâu bò. Tuy nhiên, thước chữ A là dụng cụ đơn giản, dễ làm và được sử dụng rộng lãi.

Kỹ thuật thiết kế đường đồng mức sử dụng thước chữ A
Thước chữ A

Thiết kế thước chữ A:

Thước chữ A được làm bằng 3 thanh tre hoặc gỗ với kích thước 2 thanh dọc dài 2m và 1 thanh ngang dài 1-1,2m được buộc vào giữa 2 thanh dọc (theo kiểu chữ A) cùng với 1 quả và dây dọi sao cho khi ở vị trí thăng bằng quả dọi ở vị trí giữa thanh ngang. Để hiệu chỉnh khung chữ A, đem khung đến khu vực đất dốc và đặt cả hai chân xuống đất. Đánh dấu điểm các chân thước trên mặt đất. Đánh dấu điểm mà dây chạm trên xà ngang. Xoay khung lại để đổi chỗ hai chân thước trên mặt đất. Tiếp tục đánh dấu điểm của dây dọi chạm thanh ngang lần thứ 2. Vậy ta được 2 điểm trên xà ngang. Chỉ cần xác định trung điểm của 2 điểm vừa đánh dấu là ta xác định được điểm cân bằng.

Xem thêm  Muồng cọc rào (Gliricidia-sepium (Jacq.) Walp) và Keo dậu (Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit)

Sử dụng thước chữ A cho việc xác định và đánh dấu các điểm để tạo đường đồng mức trên nương (đường đồng mức là cơ sở để trồng cỏ, cây xanh theo băng chắn xói mòn), sau đó dùng cuốc tạo đường đồng mức theo thứ tự từ đỉnh đồi xuống chân đồi, khoảng cách giữa các đường đồng mức tùy độ dốc. Khi sử dụng thước chữ A, việc đo đường đồng mức sẽ dễ dàng và nhanh hơn khi có 2 ngưới cùng thực hiện. Một người tiến hành đo bằng khung chữ A, người còn lại đánh dấu các điểm của đường đồng mức bằng cọc.

Tiến hành đo độ dốc từ khoảng giữa độ dốc của nương. Đặt một chân của khung chữ A xuống mặt đất. Di chuyển chân thước còn lại bằng cách xoay cho đến khi dây con dọi cắt ngang đúng điểm đánh dấu cân bằng trên thanh ngang. Khi đó 2 điểm của 2 chân thước đã nằm trên cùng một đường đồng mức. Đánh dấu các điểm này bằng cọc. Tiếp tục phương pháp như vậy để xác định các điểm nằm trên cùng đường đồng mức. Sau đó có thể dùng trâu hoặc cuốc để nối các điểm đồng mức lại thành đường đồng lức hoàn chỉnh để thiết kế băng.

Xác định khoảng cách giữa băng:

Các băng được làm từ giáp phần đất trồng cây lâm nghiệp từ trên xuống dưới (thông thường để khoảng 1/3 khoảng cách phía trên đỉnh đồi để trồng cây lâm nghiệp), khoảng cách giữa các băng thường từ 6-10m (tuỳ theo độ dốc): Nếu đất dốc dưới 15 độ khoảng cách giữa các băng cây xanh là 8-10m; đất dốc 15-20 độ khoảng cách dày hơn từ 6-8m. Độ rộng băng cỏ từ 0,8-1m.

Xem thêm  Xói mòn đất và sự cần thiết của canh tác bền vững trên đất dốc
Thiết kế đường đồng mức bằng thước chữ A
Thiết kế đường đồng mức bằng thước chữ A

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *