Che phủ và làm đất tối thiểu

a. Các nguyên lý về canh tác bền vững trên đất dốc với nhóm cây hàng năm

Việc áp dụng kỹ thuật canh tác truyền thống (đốt nương, cày, xới) làm lớp đất bề mặt tơi, xốp, dễ dàng bị xói mòn, rửa trôi. Đặc biệt là đối với đất dốc, làm đất kỹ và không che phủ thì xói mòn rất dễ xảy ra nhanh và mạnh. Những cơn mưa (nhất là ở đầu mùa mưa, khi cây trồng chưa đủ lớn để che kín mặt đất) và gió làm đất trên bề mặt trôi hoặc bay đi mất.

Bởi thế, cần áp dụng phương pháp canh tác bền vững, hạn chế tối đa việc làm đất bị xáo trộn và che phủ bề mặt đất để bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi, xói mòn. Đồng thời, để hạn chế việc phát sinh và tích tụ nguồn sâu bệnh hại, cần có biện pháp luân canh cây trồng một cách phù hợp.

nhung luu y khi cat tia trong mo hinh vuon rung min 1

b. Giữ cho bề mặt đất luôn được che phủ bằng lớp phủ thực vật

Đây là cơ sở cho mọi nỗ lực quản lý và sử dụng đất dốc hiệu quả và bền vững. Vật liệu che phủ có thể được sản xuất tại chỗ hay đem từ nơi khác đến. Tuy nhiên, tốt nhất là sử dụng thân xác thực vật sẵn có để che phủ đất; tức là không đốt tàn dư thực vật, mà giữ chúng lại để làm vật liệu che phủ, để bảo vệ và cải tạo đất.

Xem thêm  Các mô hình nông lâm kết hợp phổ biến ở Việt Nam

Các loại vật liệu che phủ chính gồm:
– Tàn dư cây trồng như rơm, rạ, thân lá ngô, lá mía, thân lá đậu đỗ…;
– Thân lá cây, cỏ dại như cỏ lào, cúc quỳ, ngũ sắc…;
– Các cây trồng xen: Các loài đậu đỗ có sinh khối lớn như đậu mèo, đậu kiếm, đậu nho nhe, lạc dại, stylo…;
– Các loài cỏ chăn nuôi sinh khối lớn như các loài Brachiaria, Panicum, Paspalum, cỏ voi, VA06, Mutalo,…

Che phủ đất liên tục bằng thân xác thực vật sẽ giúp làm tăng dần độ mùn và chất hữu cơ trong đất, giúp tăng năng suất cây trồng với chi phí đầu tư phân bón giảm. Mặt khác, lớp che phủ còn có tác dụng giữ cho đất không bị rửa trôi, xói mòn bởi nước mưa và gió.

c. Giữ cho đất không bị xáo trộn (không làm đất hoặc làm đất tối thiểu)

Đối với đất dốc, làm đất càng kỹ thì xói mòn càng dễ xảy ra nhanh và mạnh. Mưa và gió làm đất trên bề mặt bị trôi hoặc bay đi mất. Vì thế, cần hạn chế làm bề mặt đất bị xáo trộn bằng cách không làm đất: chỉ bổ hốc hoặc rạch hàng để tra hạt và phân bón. Để cho đất vẫn tơi xốp khi không cày bừa cần che phủ đất bằng tàn dư thực vật. Lớp che phủ sẽ tạo điều kiện cho các sinh vật trong đất hoạt động, làm đất tơi xốp. Một cách khác giúp cải tạo và làm cho đất tơi xốp là trồng xen một số loại cây có bộ rễ khoẻ mạnh cùng với ngô, rễ của các cây trồng xen này sẽ có tác dụng như những cái cày sinh học, chúng ăn sâu xuống đất làm đất tơi xốp.

Xem thêm  Lõi thọ(Tu hú) - Gmelina arborea Roxb và Cây hông (chõ xôi, mạy dọc, mạy hang) - Paulownia fortuney Hemsl

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *