Các mô hình nông lâm kết hợp phổ biến ở Việt Nam

Có nhiều tác giả đã tổng hợp các mô hình nông lâm kết hợp của Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn đều được phân chia theo vùng tự nhiên và tác dụng của hệ thống đối với vùng. Cụ thể, đối với vùng trung du và miền núi là các mô hình dạng VAC, mô hình trồng cây trong vườn rừng, các mô hình luân canh rừng, rẫy chăn thả dưới tán rừng, canh tác nông nghiệp trên ruộng bậc thang, rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ chống xói mòn. TS. Phạm Thị Sến (2015) đã tổng hợp 10 loại hình NLKH chính có trong sản xuất tại vùng trung du và miền núi như sau:

(1) Vườn tạp truyền thống (cây ăn quả + cây lấy gỗ + cây trồng hàng năm + cây thuốc):

Trong vườn gia đình, rất đa dạng về kích cỡ (thường từ hàng trăm tới hàng nghìn mét vuông), nhiều giống, loại cây được trồng theo mật độ và thiết kế phù hợp để có thể sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên ánh sáng, đất và nước. Trước đây, vườn tạp được phát triển bởi hầu hết các hộ dân ở các vùng đồng bằng và rất nhiều hộ ở vùng trung du và miền núi để lấy gỗ, lương thực, thức ăn chăn nuôi, thảo dược và củi đốt dùng cho nhu cầu trong gia đình. Ngày nay, vườn tạp được phát triển cả ở vườn gia đình và ở đất đồi, đất ruộng tại hầu hết các làng bản trong cả nước, thường với quy mô lớn hơn, nhưng lại có mức độ đa dạng sinh học thấp hơn, đặc biệt là khi sản xuất hướng tới mục tiêu thương mại. Quy mô vườn tại những khu vực như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thường lớn hơn so với ở miền Bắc và miền Trung.

Thông thường, trong một vườn tạp thường có những cây trồng sau:

(1) Cây lâu năm: gỗ (xoan, bạch đàn, thông,…), tre và nhiều loại cây ăn quả; giống và loại tuỳ vào các điều kiện khí hậu và đất đai và sở thích cũng như mục đích của nông hộ;

(2) Cây trồng thường niên: ngô, đậu, kê, cây có củ, cây gia vị. Chủng loại và giống tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu địa phương và nhu cầu, sở thích của nông hộ;

(3) Cây thuốc: các loại dược liệu như húng chanh, hương nhu, gai, ngải cứu,…

(4) Các cây cảnh và ong mật cũng có thể được kết hợp nuôi trồng trong vườn.

(2) Hệ thống VAC (cây ăn quả + cây lấy gỗ + cây thường niên + nuôi trồng thuỷ sản + chăn nuôi):

VAC là viết tắt của Vườn-Ao-Chuồng. VAC là hệ thống sản xuất được kết hợp từ 3 yếu tố, gồm trồng trọt (cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp), nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Trong một hệ thống VAC, cây trồng và vật nuôi cùng tồn tại với sự tương tác qua lại mật thiết lẫn nhau và với môi trường xung quanh dưới tác động của người nông dân – chủ vườn.

Quan2Bh25E125BB25872Bgi25E125BB25AFa2Bc25C325A1c2Bth25C325A0nh2Bph25E125BA25A7n2Btrong2Bh25E125BB25872Bth25E125BB2591ng2BVAC

VAC được phát triển từ rất lâu tại tất cả các vùng quê Việt Nam, nhưng chỉ đến những năm 1960 mới có sự đầu tư nghiên cứu và phát triển hệ thống sản xuất tổng hợp này. Thiết kế cơ bản của một hệ thống VAC truyền thống được miêu tả qua Biểu đồ….. Mỗi hệ thống đều sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả những nguồn tài nguyên đất đai, nước tới và ánh sáng để sản xuất lương thực và tạo lợi nhuận kinh tế. Trong VAC, năng lượng và chất thải được tái chế một cách hiệu quả. Những sản phẩm thứ cấp và chất thải được tái chế thành khí biogas, phân bón và những sản phẩm hữu dụng khác. Hệ thống này, vì thế, rất thân thiện với môi trường và rất linh hoạt, có khả năng thích ứng với những biến đổi của khí hậu.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng cây sơn tra (táo mèo - Docynia indica)

Những thành phần chính của VAC:

(1) Trồng trọt (Vườn): Trong hệ thống VAC yếu tố vườn tương tự như trong hệ thống vườn tạp nói trên. Các loại cây lâu năm và cây thường niên được trồng theo nhiều tầng sao cho các cây đều có thể hấp thụ ánh sáng và chất dinh dưỡng để sinh trưởng và cho sản lượng, hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu cây trồng phổ biến nhất thường là (i) Khu vực xung quanh vườn là các cây lấy gỗ, tre, mây và dây leo; (ii) Khu vực chính giữa vườn là các loại cây ăn quả hoặc một số loại cây trồng chính khác do chủ vườn lựa chọn sản xuất; và (iii) Trong các góc vườn dưới tán các cây lớn là những cây trồng hàng năm (rau xanh, đậu, gia vị và cây dược liệu).

(2) Nuôi trồng thuỷ sản (Ao): Mỗi hệ thống VAC đều có một hoặc vài ao được đào ở giữa vườn hoặc một bên mép của khu vườn để (i) Nuôi trồng thuỷ sản (cá, tôm, rùa, các loài lưỡng cư); (ii) Dự trữ nước; và (iii) Trồng cây (khoai nước, bèo tấm, mướp,…).

(3) Chăn nuôi (Chuồng): Trâu, bò, lợn, gà, thỏ,… thường được lựa chọn tuỳ vào điều kiện khí hậu cụ thể và cơ sở vật chất, mục đính sử dụng của hộ gia đình. Ong mật cũng có thể được nuôi. Chuồng trại được xây dựng ở những nơi phù hợp.

(3) Hệ thống VACR (cây lâm nghiệp + cây ăn quả + cây hàng năm + nuôi trồng thuỷ sản + chăn nuôi):

VACR là viết tắt của Vườn-Ao-Chuồng- Rừng. VACR thực chất là hệ thống VAC có thêm yếu tố Rừng. Hệ thống này chủ yếu có ở những vùng trung du và vùng cao, có thể ở các diện tích gần nhà hoặc xa nhà ở của nông dân, và thường có diện tích lớn hơn so với VAC. VACR thhường được phát triển nhằm mục đích thương mại.

Các thành phần của VACR:

(1) Rừng (R): Thường được trồng trên đỉnh đồi, có thể gồm rừng tái sinh hoặc rừng trồng, có thể chỉ có cây rừng, hoặc cây rừng kết hợp cây nông nghiệp hoặc cây thuốc. Phần lớn cây trong rừng trồng là keo (cả keo lai và keo không lai), thông, cao su, quế, tre, phi lao, bạch đàn,… Cây trồng xen thường là những cây dược liệu hoặc một số cây trồng hàng năm (phần lớn là ngô, sắn và đậu), và đôi khi có cả cây ăn quả (chuối, na, sầu riêng,…) và cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê,…), tuỳ vào điều kiện khí hậu, đất đai, nhu cầu thị trường và mục đích sử dụng của nông dân; Vườn, ao và chuồng: tương tự như với hệ thống VAC đã trình bày ở trên. Trong một số trường hợp, có thể bao gồm cả ruộng lúa nước ở phía dưới để sản xuất lương thực.

(4) Hệ thống rừng kết hợp với nương và vườn, có thể kết hợp hoặc không kết hợp chăn nuôi gia súc (Cây rừng + Cây trồng cạn + Cây vườn + Gia súc): 

Những hệ thống này chủ yếu áp dụng ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên bởi những hộ có diện tích đất lớn (từ vài hecta) trên cùng một sườn đồi hoặc cả ngọn đồi. Thiết kế và các loại, giống cây trồng của hệ thống này rất đa dạng, tuỳ thuộc vào đặc điểm khí hậu, đất đai và địa hình của các địa phương và sở thích cũng như mục đích sử dụng của nông dân.

Xem thêm  Muồng giấy (Paraserianthes falcataria (L.) Nielson) và Cây So đũa (Sesbania grandifl ora (L.) Poir)

Rừng, trồng hoặc rừng tái sinh, ở trên đỉnh. Rừng trồng chủ yếu là các cây thông, keo, quế, hồi, trẩu, mộc lan, táo mèo, tre, nứa… Đôi khi, các cây lấy gỗ còn được trồng ở sườn đồi hay dọc theo những đường ranh giới giữa ô nương hay đường phân chia đất giữa các nông hộ.

Diện tích nương, có hoặc không có bậc thang, được sử dụng để sản xuất lương thực. Những khu bậc thang được dùng để trồng lúa nước (chủ yếu nhờ nước trời). Những khu không có bậc thang dùng để trồng các cây trồng cạn (chủ yếu là ngô, lúa nương và sắn). Các cây lương thực có thể được trồng chuyên canh hoặc xen canh (cùng với đậu, bí ngô, rau xanh, cây ăn quả). Nông dân cũng thường áp dụng những phương pháp khác nhau (hàng rào xanh, rào bằng đá, rào bằng băng cỏ) để bảo vệ đất khỏi bị xói mòn. Trong vườn, thường có kích thước nhỏ, nông dân thường trồng đa dạng các loại cây khác nhau, tùy thuộc với mục đích sử dụng hoặc thương mại (chè, đậu, rau xanh, cây thuốc, chuối và các loại cây ăn quả khác), tuỳ vào điều kiện khí hậu và đất đai.

Thông thường, các loại động vật (gà, lợn và đôi khi là gia súc lớn) được nuôi bên dưới tán cây trong vườn hoặc trong rừng. Do phần lớn các hộ dân tại vùng cao không có diện tích đất sở hữu trên một sườn đồi đủ lớn, hệ thống này ít được thực hành hơn so với những hệ thống khác đã nêu ở trên.

(5) Hệ thống xen canh cây nông nghiệp trong rừng tái sinh (Rừng tái sinh + Cây trồng):

Hệ thống này được áp dụng tại các vùng trung du và vùng cao tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do phần lớn những vùng rừng tái sinh đều có mật độ cây thưa, rừng nghèo, nông dân có thể xen canh những loại cây khác nhau để thêm thu nhập. Cây xen canh có thể là cây thuốc, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm. Mục đích của việc xen canh là nhằm ngăn ngừa xói mòn đất và tạo thêm thu nhập.
– Cây thuốc: Ba kích, đẳng sâm, sa nhân, gừng…
– Cây ăn quả: Chủ yếu là chuối, đào, dứa.
– Cây lương thực: Khoai lang, khoai sọ, ngô, sắn.

(6) Hệ thống xen canh cây lâu năm với rừng trồng (Cây gỗ + Cây trồng lâu năm):

Hệ thống này được áp dụng trên các sườn đồi, chủ yếu ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên. Thông thường, cây gỗ thường là keo (cây lai, hoặc Acasia mangium hoặc Acasia auriculiformis), bạch đàn, quế, hồi, mộc lan, cao su và tre. Cây nông nghiệp lâu năm chủ yếu là cây ăn quả (cam quít, chuối, xoài, vải, nhãn), cây công nghiệp (chè, cà phê) và cây thuốc (ba kích, đẳng sâm). Thiết kế của hệ thống này rất đa dạng, ví dụ cây gỗ và cây ăn quả có thể được trồng xen với mật độ khác nhau, theo hàng hoặc không theo hàng. Đôi khi, trong 1-3 năm đầu khi mới thiết lập hệ thống, những cây lương thực hàng năm như đậu, lúa cạn, sắn, khoai lang, ngô,… có thế được trồng xen canh vào giữa các hàng cây lâu năm. Mục đích của việc xen canh này là giảm xói mòn đất và tạo thêm nguồn thu nhập cho hộ gia đình.

Xem thêm  Kỹ thuật canh tác ngô bền vững trên đất dốc

Hệ thống xen canh cây lâu năm với rừng trồng (Cây gỗ + Cây trồng lâu năm)

(7) Hệ thống xen canh cây hàng năm với rừng trồng (Hệ thống taungya) (Cây lấy gỗ + Cây hàng năm):

Hệ thống này được áp dụng trên các vùng đồi núi, chủ yếu ở Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung. Những cây được trồng trong rừng thường là họ keo (lai, Acasia mangium hoặc Acasia auriculiformis), bạch đàn, quế, hồi, mộc lan, cây lá kim, xoan và cao su. Thông thường, những cây trồng hàng năm là sắn, rong riềng và ngô, nhưng cũng có thể gồm một số các cây họ đậu (đậu nành, đậu đen, đậu xanh), gừng, khoai sọ và lúa nương. Cây lâu năm thường được trồng và chăm sóc như thông thường, như khi không được xen canh. Khác với các hệ thống nông lâm kết hợp khác, hệ thống này chỉ áp dụng xen canh cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp trong vòng 2-3 năm đầu khi mới trồng rừng, khi cây rừng còn nhỏ. Khi cây gỗ đã đủ lớn và tán lá che phủ gần như cả bề mặt đất thì việc xen canh không còn phù hợp. Mục đích của việc xen canh này là giảm xói mòn đất và tạo thêm nguồn thu nhập cho nông hộ.

(8) Hệ thống nuôi gia súc dưới tán rừng trồng hoặc rừng tái sinh (Gia súc + Rừng):

Theo truyền thống, nông dân thường chăn thả gà, lợn, bò, trâu, dê,… dưới tán cây rừng trồng hoặc rừng tái sinh. Ngày nay, hệ thống này được vẫn được áp dụng, nhưng ít hơn, bởi nông dân ở các vùng cao, nhất là ở Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung. Nếu cỏ mọc tự nhiên trong rừng không đủ cho gia súc, nông dân có thể trồng thêm một số loại cỏ như panicum, ruzi, guatamela, paspalum vv dưới tán cây hoặc ven rừng. Họ cũng có thể dựng chuồng hoặc không dựng chuồng cho gia súc và cũng có thể kết hợp nuôi ong.

m25C325B42Bh25C325ACnh2Bv25C625B025E125BB259Dn2Br25E125BB25ABng2Bsinh2Bth25C325A1i

(9) Hệ thống trồng xen cỏ chăn nuôi trong rừng (Cỏ + Rừng):

Với mục đích cải thiện chất lượng thức ăn chăn nuôi đồng thời giảm xói mòn đất, nhiều loại cỏ (guatemala, guinea, vetiver, paspalum, piscanthus, VA06, pulato, ruzi…) đã được trồng xen trong rừng hoặc những vườn cây ăn quả. Cỏ có thể được trồng thành băng đồng mức hay xen giữa các hàng cây. Rừng có thể là rừng trồng (keo, cao su,…) hoặc tái sinh (tre hay rừng hỗn hợp). Cỏ được thu hạch làm thức ăn chăn nuôi, tươi hoặc qua chế biến.

(10) Hệ thống xen canh cây hàng năm trong những vườn cây ăn quả hoặc cây công nghiệp lâu năm (Cây ăn quả/công nghiệp lâu năm + cây hàng năm): 

Hệ thống này khá phổ biến ở tất cả các vùng trên cả nước. Tuy nhiên, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm không được coi là cây rừng tại Việt Nam, vì vậy hệ thống này không được coi là hệ thống nông lâm nghiệp. Cây ăn quả và cây công nghiệp (mít, xoài, cam, bưởi, điều, cà phê, chè, dừa, na, chuối, vải, nhãn, mắc ca,…) được trồng như thông thường, và các cây hàng năm (lúa, ngô, sắn, khoai lang, bơ, rau các loại, gừng, rong riềng, cây dược liệu,…) được xen canh vào giữa các hàng cây lâu năm. Những cây hàng năm có thể được trồng xen trong suốt vòng đời của cây trồng chính, hoặc chỉ trong những năm đầu, khi cây trồng chính còn nhỏ, tuỳ vào ưu tiên và mục đích của hộ nông dân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *