PHƯƠNG PHÁP KIẾM SOÁT VÀ XỬ LÝ KIẾN

Việc kiểm tra để xác nhận sự xuất hiện và phát tán của kiến rất quan trọng. Kĩ thuật viên kiểm soát côn trùng cần được tiếp cận với tất cả các khu vực bị xâm nhập. Kiểm soát kiến ở những khu vực là nguồn thức ăn hấp dẫn hoặc ở những khu ẩm ướt. Kiến có thể xâm nhập vào nhà bếp, nhà tắm, khu văn phòng hoặc phòng ngủ. Kiểm tra dưới các bể nước, dọc đường ống dẫn nước và đường dây dẫn điện. Tìm kiếm những dấu hiệu của đàn kiến hoặc các loài côn trùng hoạt động đơn lẻ – đây là những dấu hiệu cho thấy chúng đang tìm kiếm thức ăn hoặc nơi làm tổ. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu di chuyển của đàn kiến, nên theo chân đoàn kiến đến vị trí chúng xâm nhập vào nhà và vị trí tổ của chúng. Kiểm tra bên trong và bên ngoài tổ kiến để tìm kiếm những kẽ hở và vết nứt là những nơi tạo lối vào cho kiến.

PHƯƠNG PHÁP KIẾM SOÁT VÀ XỬ LÝ KIẾN

Nhân viên kĩ thuật cần có những Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể nhân viên đó đang đánh giá hoạt động tiềm năng của đàn kiến hay thực hiện hành động kiểm soát côn trùng. Theo đó, bất cứ Thiết bị bảo vệ cá nhân nào đều phải được cung cấp cùng với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tuân thủ quy trình đánh giá nguy hiểm một cách phù hợp và đầy đủ

BIỆN PHÁP XỬ LÍ KHÔNG HÓA CHẤT

Việc kiểm soát kiến đòi hỏi nỗ lực bền bỉ và sự kết hợp giữa việc sử dụng biện pháp kiểm soát bằng hóa chất và không hóa chất. Nỗ lực tiêu diệt hoàn toàn kiến ở một khu vực ngoài trở là điều hoàn toàn không thực tế và thiếu tính thực hành. Nên tập trung vào việc loại bỏ kiến ở các tòa nhà và loại bỏ nguồn cung cấp thức ăn và nước uống của chúng. Giảm thiểu nguồn tập trung ở những khu vực ngoài trời của kiến ở gần các tòa nhà sẽ giảm thiểu việc kiến di chuyển vào trong nhà.
Theo đó những biện pháp không chứa hóa chất nên được xem xét như một công cụ kiểm soát và chỉ được tận dụng như một biện pháp giảm thiểu kiến trong chương trình kiểm soát côn trùng tích hợp.

ĐIỀU CHỈNH MÔI TRƯỜNG SỐNG

Để hạn chế sự xuất hiện của kiến bên ngoài tòa nhà, tất cả những kẻ hở nên được bịt kín. Kiến thường thích xây dựng lối di chuyển gần bờ tường và ở những khu vực có kết cấu ví dụ như đường dây dẫn điện hoặc ống nước và chúng cũng thường sử dụng những lối này để xâm nhập vào nhà. Do đó kĩ thuật viên cũng nên tìm kiếm vị trí kiến xâm nhập vào nhà.

Đối với khu vực bên trong các tòa nhà, nên cân nhắc những yếu tố sau:
• Loại bỏ những vết rạn nứt, kẽ hở ở nhà bếp và những khu vực chuẩn bị, lưu trữ thức ăn.
• Nên để những loại thực phẩm dễ thu hút côn trùng như đường, siro, mật ong và thức ăn cho vật nuôi ở những bình đựng kín có thể rửa được để loại bỏ phần thức ăn còn thừa.
• Rửa sạch chai lọ đựng nước ngọt hoặc mang hẳn ra khỏi tòa nhà
• Dọn sạch vết dầu mỡ bị tràn
• Đổ rác hàng ngày và thay túi rác bên trong thùng đựng rác thường xuyên
• Tìm kiếm tổ trong nhà ví dụ như ở chậu cây. Nếu tìm thấy kiến trong các chậu cây, di chuyển chậu cây ra khỏi tòa nhà.
• Tổ kiến ngoài trời thường có mối liên hệ với những loài thực vật hỗ trợ cho hoạt động sống của một số lượng lớn các loài côn trùng tạo mật. Tránh trông các loại cây như cây dâm bụt xung quanh tòa nhà.
• Trồng cây, cỏ, bụi rơm cách phần móng của tòa nhà một vài cm ví những bụi cây cỏ có thể là nơi cư ngụ của kiến.
• Sửa đường ống nước bị rò rỉ, van và đầu bơm nước.

PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT SỬ DỤNG HÓA CHẤT

Lựa chọn công thức

Công thức được lựa chọn phụ thuộc vào đặc tính môi trường của nơi thực hiện biện pháp kiểm soát. Ví dụ có thể sử dụng loại hóa chất dạng bụi ở những khu vực chứa thiết bị điện và/hoặc kẽ hở của tường, trong khi đó hóa chất dạng lỏng hoặc dạng keo có thể sử dụng ở những vị trí dễ trông thấy hơn. Dung dịch diệt côn trùng dạng xịt cũng có thể sử dụng cho tình huống tiêu diệt nhanh đặc biệt đối với kiến cánh.

Xem thêm  Cấu trúc côn trùng

Ứng dụng và sử dụng thuốc trừ sâu bọ

Chỉ sử dụng những loại thuốc đạt tiêu chuẩn. Thuốc trừ sâu bọ phải được sử dụng tại tất cả những khu vực được xác định nằm trong khu vực kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Áp dụng biện pháp kiểm soát phù hợp cùng với thiết bị bảo vệ phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất và những đánh giá nguy cơ phù hợp và đẩy đủ. Tuy nhiên, việc áp dụng vòi phun mang lại hiệu quả chính xác hơn.

Nhân viên kĩ thuật cần có những Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể nhân viên đó đang đánh giá hoạt đông tiềm năng của đàn kiến hay thực hiện hành động kiểm soát côn trùng. Theo đó, bất cứ Thiết bị bảo vệ cá nhân nào đều phải được cung cấp cùng với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tuân thủ quy trình đánh giá nguy hiểm một cách phù hợp và đầy đủ

QUY TRÌNH XỬ LÝ Ở KHU CHUNG CƯ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Mặc dù những phương pháp được trình bày ở trên cũng áp dụng được trong các lô nhà và trung tâm thương mại, nhưng những khu nhà này vẫn có những tính chất riêng gây khó khan cho việc xử lý kiến, bao gồm:
• Tổ kiến (đặc biệt là tổ kiến Pharaoh) có khả năng lan rộng trong cả tòa nhà;
• Các cấu trúc phức tạp, gồm hệ thống ống dẫn thoát nước và các cấu trúc có nguy cơ thiệt hại hoặc hư hỏng;
• Các môi trường sống khác nhau trong cùng một cấu trúc nhà, gồm có nhiệt độ, độ ẩm và các tiêu chuẩn vệ sinh;
• Nhiều chủ đất, chủ nhà và cư dân, dẫn đến khó tiếp cận vào từng nhà trong tòa nhà để thực hiện xử lý;
• Hoạt động hợp pháp có thể cần được xem xét trong trường hợp cư dân không có khả năng hoặc không sẵn sàng thực hiện xử lý hoặc đảm bảo các công việc khắc phục hậu quả được hoàn tất.

Các yếu tố kể trên có khả năng khiến đàn kiến tỏa ra lộn xộn trong toàn bộ cấu trúc tòa nhà và giúp chúng tránh khỏi tiếp xúc với tất cả loại thuốc diệt côn trùng. Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng do các yếu tố này gây ra, cần phải lên kế hoạch xử lý để điều phối số lượng, tính chất và tần suất xử lý. Kế hoạch xử lý cần bao gồm các mục sau:
• Thông tin chi tiết về từng căn hộ và / hoặc các phần chung và chủ nhà / cư dân;
• Thông tin chi tiết về khảo sát toàn bộ các khu vực, bao gồm kế hoạch cấu trúc;
• Thỏa thuận với cư dân, chủ đất, cơ quan thực thi pháp luật, vv;
• Mức độ hoạt động của kiến, bao gồm những yếu tố đã kể trên có thể ảnh hưởng tới sự thành công của việc xử lý và cách giải quyết những yếu tố này;
• Các thông tin liên quan về địa bàn bao gồm yếu tố về trẻ nhỏ, vật nuôi và người già khuyết tật;
• Bản đánh giá nguy cơ đầy đủ, hợp lý sao cho thực hiện được các phương pháp xử lý và các biện pháp bảo vệ, bao gồm các quy trình xử lý độc hại cho kĩ thuật viên;
• Các phương pháp xử lý bao gồm địa điểm, liều lượng và loại thuốc diệt côn trùng được sử dụng;
• Cách đánh giá sự thành công của việc xử lý, tức là việc loại bỏ hoàn toàn kiến có đúng thực tế không và kéo dài trong thời gian bao lâu.
• Các thông tin liên quan khác (ví dụ như lịch sử có kiến trong tòa nhà);

Theo đó, trong phần này, các quy trình xử lý được áp dụng để thực hiện xử lý trong tòa nhà lớn sẽ được nhấn mạnh. Tần suất xử lý, bao gồm những lần kiểm tra và đánh giá lại kế hoạch xử lý;

Xem thêm  Vòng đời của côn trùng

TRƯỜNG HỢP, KHÔNG CÓ KIẾN XUẤT HIỆN

Giải thích cho cư dân rằng không có bằng chứng cho sự xuất hiện của kiến và cam đoan với chủ nhà và/hoặc người thuê sẽ đến kiểm tra nếu có kiến xuất hiện.

Cần phải ghi lại ít nhất những điều sau:
Các chi tiết về từng căn hộ và phần không gian chung (bao gồm mọi thông tin chi tiết về nghề nghiệp);
• Tên kĩ thuật viên tham gia;
• Ngày kiểm tra;
• Khu vực được khảo sát;
• Kết quả khảo sát cho thấy không phát hiện có kiến;
• Các thông tin liên quan khác (ví dụ như tiền sử có kiến của khu nhà).
Dừng đăng các khiếu nại đưa ra nhận xét trên tờ công việc hoặc hồ sơ điện tử.

KẾT LUẬN CHƯA CHẮC CHẮN

Nếu không thể tìm thấy bằng chứng cho sự xuất hiện của kiến mà cư dân không chấp nhận hoặc có vài nguyên nhân khiến cho kĩ thuật viên nghi ngờ có kiến xuất hiện, thì phải xem xét lại các thiết bị theo dõi hoặc phải cùng quản lý/nhân viên cấp cao đến tận nơi xem xét.
Phải cung cấp thông tin và thiết bị cho cư dân về các tiêu chuẩn vệ sinh, giữ gìn nhà cửa nếu cần thiết.
Thông báo trước 2, 3 tuần cho cư dân nếu có kiểm tra tận nơi.
Cần phải ghi lại ít nhất những điều sau như một phần trong kế hoạch xử lý:
Các chi tiết về từng căn hộ và/hoặc phần không gian chung (bao gồm mọi thông tin chi tiết về nghề nghiệp);
• Tên kĩ thuật viên tham gia;
• Ngày kiểm tra;
• Khu vực được khảo sát;
• Bằng chứng cho thấy khả năng có kiến;
• Vị trí, số lượng và loại thiết bị theo dõi;
• Các thông tin liên quan khác (ví dụ như tiền sử có kiến của khu nhà).
• Báo cáo lại những thông tin trên cho người quản lý/nhân viên cấp cao.

XÁC NHẬN HOẠT ĐỘNG CỦA KIẾN

Trong thực tế, mục đích của việc xử lý là kiểm soát hoàn toàn hoạt động của kiến trong tòa nhà/cấu trúc và do đó cần phải ghi lại những mục sau như một phần của kế hoạch xử lý.
Thông tin chi tiết về từng căn hộ và/hoặc phần không gian chung (bao gồm chi tiết về công việc);
• Tên kĩ thuật viên tham gia;
• Ngày kiểm tra;
• Thông tin chi tiết về khu vực được khảo sát;
• Bằng chứng cho thấy khả năng có kiến, bao gồm loại kiến và các yếu tố hình thành;
• Thông tin liên quan về địa điểm, bao gồm các yếu tố trẻ em, vật nuôi, người cao tuổi tàn tật;
• Vị trí, liều lượng và loại thuốc trừ sâu được sử dụng (trình bày dưới dạng biểu đồ thích hợp);
Các thông tin liên quan khác (ví dụ như tiền sử có kiến trong tòa nhà)
Báo cáo các thông tin này cho quản lý/nhân viên cấp cao.

Phương pháp xử lý

Các công việc xử lý phải được thực hiện theo kế hoạch xử lý. Nếu sử dụng thuốc diệt côn trùng, phải thực hiện một số thay đổi so với quy trình xử lý trong nhà, bao gồm các mục sau:
Phun một dải liên tục thuốc diệt côn trùng quanh các điểm ra vào như cửa chính, cửa sổ, ống thông gió, ống dẫn và thoát nước để tạo thành một rào chắn cả bên trong và bên ngoài;
• Xử lý các điểm tiếp xúc giữa tường và sàn nhà, các đường đi và nơi ẩn náu của kiến;
Đặc biệt lưu ý các đường rãnh nhỏ có khả năng là lối vào chính của bầy kiến;
• Xử lý các loài kiến bay bằng thuốc diệt côn trùng dạng hơi phù hợp;
Đối với kiến Pharaoh và một số loài kiến nhiệt đới khác, có nhiều phương pháp xử lý khác nhau

Cần phải ghi lại ít nhất những điều sau:

Các chi tiết về từng căn hộ và/hoặc phần không gian chung (bao gồm mọi thông tin chi tiết về nghề nghiệp);
• Tên kĩ thuật viên tham gia;
• Ngày kiểm tra;
• Khu vực được khảo sát;
• Bằng chứng cho thấy có kiến xuất hiện, bao gồm mọi yếu tố cấu thành;
• Các thông tin liên quan về địa điểm tiến hành xử lý, bao gồm các yếu tố về trẻ nhỏ, vật nuôi, người già tàn tật;
• Các thông tin liên quan về địa điểm tiến hành xử lý, bao gồm các yếu tố về trẻ nhỏ, vật nuôi, người già tàn tật;
• Vị trí, số lượng và loại thuốc diệt côn trùng được sử dụng (dưới dạng biểu đồ thích hợp);
• Các thông tin liên quan khác (ví dụ các hoạt động của cư dân);
• Ngày dự kiến kiểm tra tiếp theo (nếu có).

Xem thêm  Các BỘ CÔN TRÙNG quan trọng

Xác định và khảo sát các tòa nhà liên quan nằm ngay trên hoặc dưới hoặc ngay bên cạnh địa điểm được chỉ định trong kế hoạch xử lý.
Kĩ thuật viên cần lý giải về bản chất của quy trình xử lý và các yêu cầu chi tiết về an toàn cho cư dân và cung cấp bản chỉ dẫn (bản dữ liệu an toàn) phù hợp, trong đó nhấn mạnh địa chỉ cư dân, ngày tháng xử lý, sản phẩm được sử dụng và những hành động cần thực hiện trong trường hợp khẩn cấp.
Cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và xem xét những lời khuyên sau khi xử lý.

TRƯỜNG HỢP VẪN CÒN KIẾN XUẤT HIỆN

Phải đánh giá toàn bộ kế hoạch xử lý, bao gồm việc thanh tra địa bàn trong phạm vi xa hơn. Phạm vi thanh tra có thể bao gồm cả những địa điểm khác trong tòa nhà để khẳng định sự xuất hiện của kiến. Cần thảo luận thêm với cư dân, chủ đất, vv để chắc chắn rằng hoạt động của kiến không kéo dài mà không có nguyên nhân.

CÁC CUỘC KIỂM TRA TIẾP THEO

Cần liên tục đánh giá kế hoạch xử lý để đảm bảo tính hiệu quả của kế hoạch. Đánh giá hoạt động xử lý đã tiến hành trước khi thực hiện các hoạt động thanh tra tiếp theo đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi hoạt động của kiến. Tiến hành đánh giá lại tiêu chuẩn vệ sinh, dọn dẹp trong tòa nhà.

Cần ghi lại ít nhất những thông tin sau như một phần của kế hoạch xử lý:
Chi tiết về từng căn hộ và/hoặc phần không gian chung (bao gồm thông tin cụ thể về công việc);

• Tên kĩ thuật viên tham gia;
• Ngày kiểm tra;
• Bất kì thay đổi gì trong khu nhà có khả năng ảnh hưởng đến sự an toàn và thành công của việc xử lý (nếu cần có thể làm bản đánh giá nguy cơ tiềm ẩn thực địa mới);
• Bằng chứng cho thấy kiến vẫn xuất hiện;
• Khẳng định rằng các loài kiến đã được xác định chính xác (bao gồm việc vào cuộc của các nhà côn trùng học nếu cần thiết);
• Mức độ hoạt động và lượng thuốc diệt côn trùng mới được sử dụng;
• Vị trí, liều lượng và loại thuốc diệt côn trùng được sử dụng (bao gồm các thay đổi trong kế hoạch thực địa);
• Tính chất của hoạt động giữ gìn vệ sinh đang được thực hiện và hoạt động giữ gìn vệ sinh nổi bật tại khu nhà;
• Các thông tin liên quan khác (ví dụ như hoạt động của cư dân);
• Ngày dự kiến kiểm tra tiếp theo (nếu có).

Cần lý giải cho cư dân về bản chất của việc xử lý, các yêu cầu giữ gìn vệ sinh và các yêu cầu về an toàn.
Đánh giá được thời gian cho chuyến kiểm tra tiếp theo và thông báo cho cư dân trước một tuần.

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH

Thông báo hoàn thiện quy trình xử lý theo kế hoạch xử lý. Khi không còn ghi nhận hay quan sát được dấu hiệu nào của kiến từ cư dân, cần giải thích cho cư dân về tình hình này và thông báo lại các công việc phòng ngừa chính hoặc những vấn đề vệ sinh nên lưu ý.
Dừng ghi nhận những lời phàn nàn và lưu lại các bản ghi chép thường xuyên về vấn đề cần lưu ý, các đánh giá nguy cơ thực địa, ghi chép về xử lý dùng thuốc diệt côn trùng, bản copy các thư từ và văn bản liên quan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *