Quản lý sâu bệnh cho cây Cát cánh (Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC

 

C25C325A1t2Bc25C325A1nh2B2528Platycodon2Bgrandiflorus2B2528Jacq.25292BA.2BDC2B6

 

1. Bệnh hại

BỆNH THỐI RỄ CỦ DO NẤM:

• Đặc điểm gây hại: Bệnh này thường hay xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 trên cây Cát cánh. Những cây bị bệnh phần cổ rễ thường bị teo trước sau đó toàn bộ thân lá bị héo rũ, khô và chết, phần rễ củ bị thối hoàn toàn hoặc thối một phần.
• Biện pháp phòng trừ: 
– Vệ sinh đồng ruộng. Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch;
– Khi phát hiện trên luống cát cánh có triệu chứng thối củ thì nên tách củ bị thối loại bỏ để hạn chế lây lan;
– Đầu vụ, bón phân vôi cho đất. Lên luống cao, thoát nước tốt. Không trồng mật độ dày quá, tránh bón nhiều phân đạm. Ngay từ đầu vụ khi làm đất nên sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trộn với phân hữu cơ hoai mục.
Chú ý không để đất bị ngập nước;
– Khi xác định là bệnh thối khô do nấm thì phun thuốc đặc trị nấm như: Anvil 5SC, Vivadamy 3DD, Bonanza 100SL Nếu bệnh thối nhũn do vi khuẩn thì phải sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn bằng các loại thuốc BVTV được phép sử dụng, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì nhãn mác như: New Kasuran 16.6 BTN, Starner 20WP, Xanthomix 20WP. Chú ý bảo đảm thời gian cách ly, tỷ lệ nhiễm bệnh cao cần phải phun kép thời gian cách nhau 3-4 ngày.

2. Sâu hại

SÂU XÁM:

• Đặc điểm gây hại: Sâu này xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn cây con, chúng thường ăn lá non và cắn đứt ngang thân cây cát cánh.
• Biện pháp phòng trừ: Thực hiện theo nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp IPM và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo tiêu chuẩn GACP-WHO xem chi tiết mục 1.2.5)
– Cày đất phơi ải để tiêu diệt trứng và nhộng;
– Làm đất kỹ, sạch cỏ trước khi trồng, làm sạch cỏ quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu;
– Bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu;
– Bẫy bướm trưởng thành bằng bả chua ngọt ở các tỉnh miền Bắc thường từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 và từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10). Mỗi ha đặt 3 bẫy, mỗi bẫy cách nhau 400-500m;
– Cách làm bẫy bả chua ngọt: 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước.
Cho vào trong bình đậy kín sau 3-4 ngày khi thấy mùi chua ngọt thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay bùi nhùi rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào bả cắm trên bờ ruộng. Sau 2-3 ngày nhúng lại 1 lần. Bướm trưởng thành sẽ bay vào ăn bả chua ngọt và bị chết;
– Dùng thuốc trừ sâu sinh học E70, Emmaben để phun giai đoạn sâu tuổi non, phun vào buổi chiều tối là hiệu quả nhất.

SÊN NHỚT:

• Đặc điểm gây hại: Loại sâu này xuất hiện vào mùa xuân khi thời tiết ẩm ướt, trùng với thời kỳ cây cát cánh còn non. Sên thường ăn mầm non và gặm nham nhở thân cây làm cho cây sinh trưởng kém hoặc chết.
• Biện pháp phòng trừ:
– Luôn giữ vườn thông thoáng, tránh ẩm độ không khí cao trên ruộng.
– Trong quá trình canh tác tỉa lá, thu trái nếu phát hiện sên, nhớt phải thu bắt;
– Thu gom toàn bộ gạch, đá… trên ruộng để hạn chế nơi cư trú của các loài sên nhớt;
– Sử dụng can nhựa có hòa các chất như bả bia hoặc sữa chua để bẫy sên nhớt trên vườn cát cánh.
Xem thêm  Quản lý sâu bệnh với cây Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook.f)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *