Thu hoạch, sơ chế và bảo quản Gừng (Zingiberaceae)

1. Thời điểm thu hoạch

• Tốt nhất nên thu hoạch Gừng sau 9 -10 tháng, đặc biệt là Gừng để làm giống. Khi thấy có lá khô, héo chuyển sang màu vàng khoảng 2/3 diện tích thì lúc đó có thể tiến hành thu hoạch;
• Với mục đích sử dụng khác nhau (vd: làm Gừng muối) có thể thu hoạch sau trồng 4 tháng.

G25E125BB25ABng2B2528Zingiberaceae25292B6

2. Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch

• Chuẩn bị cuốc, sọt, bao để thu hoạch và chứa Gừng hữu cơ;
• Dụng cụ thu hoạch và đựng sản phẩm hữu cơ phải riêng biệt hoặc được vệ sinh sạch sẽ.

3. Kỹ thuật thu hoạch

• Khi thu hoạch chú ý tránh làm xây xát, gãy hoặc dập củ;
• Khi đào nên giữ cả khóm củ, cuốc xa gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ và rũ hết đất bám trên củ;
• Gừng sạch rễ, không bị sâu và không bị thối được cho vào bao tải mới chưa quả sử dụng và được dán tem đầy đủ.
G25E125BB25ABng2B2528Zingiberaceae25292B5

4. Vận chuyển

• Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh sạch sẽ, trải bạt mới và gói kín cẩn thận.

5. Sơ chế và lưu kho

• Sau khi thu hoạch cần bảo quản Gừng ở nơi khô ráo và thoáng mát;
• Kho chứa Gừng thường và Gừng hữu cơ tốt nhất là nên tách riêng và gắn bảng ngoài cửa để phân biệt
kho hàng hữu cơ;
• Nếu dùng chung 1 kho chứa thì phải có vạch sơn đỏ và biển báo để phân biệt Gừng thường và Gừng
hữu cơ.

6. Đóng gói, ghi nhãn và bảo quản

– Tất cả các bao, sọt, khay Gừng hữu cơ phải được dán tem, nhãn đầy đủ và đúng quy cách theo mẫu.
– Các hoạt động liên quan đến trồng, chăm sóc và thu hoạch Gừng hữu cơ phải được ghi chép cẩn thận vào SỔ GHI CHÉP để phục vụ công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc và là một phần yêu cầu bắt buộc trong hệ thống kiểm soát nội bộ hữu cơ ICS. Dưới đây là các mẫu biểu trong SỔ GHI CHÉP.
Xem thêm  Thu hoach, sơ chế và bảo quản Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *