Kỹ thuật trồng và chăm sóc Ớt (Capsium frutescens L)

1. Lựa chọn vùng trồng

– Ruộng hữu cơ cần đảm bảo cách ly tốt khỏi sự ô nhiễm từ các khu vực xung quanh. Nếu có nguy cơ ô nhiễm bởi chiều gió thì phải trồng cây trong vùng đệm để ngăn ô nhiễm khi phun. Cây ở vùng đệm bắt buộc phải khác với cây trồng hữu cơ. Nếu có nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước thì nên đắp bờ đất hoặc xẻ mương rãnh để ngăn nước ô nhiễm chảy qua;
– Chọn ruộng không bị ô nhiễm hoá chất (phân hoá học, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu…) từ những năm
trước đó;
– Chọn đất thoát nước tốt, có thành phần tơi xốp như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa. Nên chọn vùng quang đãng và có nhiều ánh sáng;
– Đất không nhiễm phèn, mặn, độ pH thích hợp là 6,5;
– Có nguồn nước tưới tiêu tốt và giao thông thuận tiện;
– Không nên trồng hai vụ Ớt liên tục trên một liếp đất vì cây dễ bị bệnh và năng suất thấp, nên luân canh các loại cây khác.
25E125BB259At2B2528Capsium2Bfrutescens2BL25292B4

2. Thời vụ trồng

Có 2 vụ chính:
– Đông Xuân: Gieo hạt từ tháng 11,12 đến tháng 1 trồng tháng 12,1 đến tháng 2. Thu hoạch từ tháng
3-5 đến tháng 6-7;
– Thu Đông: Gieo hạt từ tháng 8-9, trồng tháng 9-10 và thu hoạch tháng 12-1 năm sau.

3. Kỹ thuật sản xuất giống

THU HÁI VÀ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG

Thu hái quả
Chọn những quả Ớt chín đều và khoẻ mạnh. Không lấy hạt giống từ những cây bệnh, quả bệnh, hay bị mềm vì thối rữa hay bị mốc.
Tách chiết hạt
– Tách/ chiết hạt từ quả và rải đều lên khay;
– Phơi hạt dưới nắng nhẹ, thoáng đãng để hạt khô đều và ngăn ẩm;
– Vài ngày đảo hạt Ớt một lần để đảm bảo lớp dưới cùng được tiếp xúc với không khí;
– Khi hạt khô đều, khá giòn thì cất trữ ở nơi râm mát, khô ráo, nhiệt độ thích hợp là từ 2-10oC;
– Tốt nhất là bảo quản hạt giống ở ngăn mát cuối cùng trong tủ lạnh;
– Hoặc bảo quản trong hộp thủy tinh với một lượng vật liệu chống ẩm (vd: gạo) vừa đủ;
– Tránh để hộp đựng giống ở những nơi có ánh nắng mặt trời, gần các vật bức xạ nhiệt hoặc ở nơi có độ
ẩm cao.
Xử lý hạt giống trước khi gieo
– Ngâm vào nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong vòng 4-6 tiếng rồi vớt ra rửa sạch và ủ trong khăn vải sạch.
Sau 24 tiếng, khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
Lưu ý:
– Khăn, vải ủ không được quá ướt, không được quá khô vì sẽ làm hỏng hạt và tỉ lệ này mầm thấp;
– Hạt sau khi nứt nanh phải trồng hết trong ngày.
Nếu để qua ngày rễ mọc dài thì khi gieo trồng rễ dễ bị gãy.
Chuẩn bị đất gieo
– Nên gieo hạt vào bầu đất hoặc vỉ gieo giống;
– Thành phần vật liệu đóng bầu thường có tỷ lệ như sau:
+ Đất mặt tơi xốp: 60%
+ Phân chuồng hoai mục: 30%
+ Tro trấu: 10%
+ Vôi bột: 0,2- 0,3%
– Trộn đều các thành phần trên và sàng kỹ để loại bỏ rác và đất cục trước khi đóng bầu;
– Sau khi tra hạt vào bầu, rải một lớp mỏng đất trộn phân chuồng đã ủ mục sàng kỹ để lấp kín hạt;
– Tưới đẫm nước, giữ ẩm để hạt dễ nảy mầm. Đề phòng kiến, dế và sâu đất phá hại;
– Chăm sóc cây con, phòng trừ sâu bệnh, nếu cây thiếu phân có thể tưới nước giải pha loãng.
Tiêu chuẩn cây giống
– Sau gieo hạt 30-40 ngày trong vụ thu đông và 45- 50 ngày trong vụ xuân hè;
– Cây giống phải đảm bảo cứng cáp và không sâu bệnh;
– Cây có 4-5 lá thật;
– Chiều cao cây giống đạt từ 10 đến 15cm.

4. Kỹ thuật làm đất

– Làm sạch cỏ, cày bừa, băm nhỏ và phơi ải từ 7-10 ngày. Có thể bón vôi với lượng 0,8-1kg vôi bột/
10m2 đất. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ pH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất;
– Đất cuốc càng sâu càng tốt vì rễ Ớt có thể ăn sâu đến 70-80cm;
– Lên luống (hàng đơn) rộng 60-80m, cao 20-30cm và bổ hốc cách hốc 40-45cm;
– Lên luống (hàng đôi) rộng 90-100cm, cao 20-30cm, rãnh rộng 30-35cm. Rạch hai hàng nhau 60cm. Bổ hốc cách hốc 40-45cm;
– Mật độ trồng: Giống có khả năng phân cành mạnh thì trồng cây cách cây 40-45cm và hàng cách hàng
60cm;
– Mỗi sào trồng khoảng 900-1000 cây (tuỳ theo vụ, 1 sào tương đương 360m2).

5. Kỹ thuật trồng

– Trồng vào buổi chiều mát, sau khi trồng phải tưới ngay vào hốc;
– Tưới nước đủ ẩm mỗi ngày 1 lần, sau khi cây hồi xanh tưới 2-3 ngày 1 lần;
– Che nắng lúc cây con chưa bén rễ.
25E125BB259At2B2528Capsium2Bfrutescens2BL25292B2

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

– Dùng phân hữu cơ (phân xanh, phân gia súc, bùn cống, tro bếp) trộn vào đất và san liếp để trồng. Có
thể bón thêm 0,8 đến 1kg vôi cho mỗi 10m2 để Ớt cho nhiều quả;
– Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón hóa học. Chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ đã hoai
mục;
– Khi sử dụng phân hữu cơ cần lưu ý sử dụng phân chuồng, phân gia súc có nguồn gốc tự nhiên, không dùng phân từ các trang trại chăn nuôi công nghiệp để tránh tình trạng tồn dư tạp chất như thuốc kích thích, hoóc-môn tăng trưởng và chất cấm.
BÓN LÓT:
– Đất thịt: Phân hữu cơ hoai mục 1 tấn đến 1,2 tấn/ sào bắc bộ; 25-30kg vôi bột, bón lót toàn bộ;
– Đất pha cát: Phân hữu cơ hoai mục 1,5 tấn đến 2,0 tấn/sào bắc bộ; 25-30kg vôi bột, bón lót toàn bộ;
– Cách bón: Đánh rãnh – rải phân sau đó lấp đất.
BÓN THÚC:
– Bón thúc lần 1 sau trồng 20-25 ngày cây có 3-4 lá thật;
– Bón thúc lần 2 sau trồng 55-60 ngày;
– Bón thúc lần 3 sau trồng 80-85 ngày khi cây đã cho trái;
– Bón thúc lần 4 sau trồng 100-110 ngày khi cây cho thu hoạch rộ;
– Phân bón: dùng chế phẩm từ cá, đậu tương, khô dầu đậu tương , tro bếp;
– Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng Ớt hoặc đục lổ màng phủ giữa 2 gốc rồi rải tro bếp hoặc tưới bổ sung chế phẩm từ cá, đậu tương.
Lưu ý: Ớt thường bị thối đuôi quả do thiếu canxi nên cân bón vôi ở giai đoạn làm đất hoặc định kỳ
7-10 ngày/ lần vào lúc quả đang phát triển để ngừa bệnh thối đuôi quả.
– Sử dụng phân bón lá: Cứ 7-10 ngày phun một lần tham khảo một số loại phân sau đây: Phân hữu cơ rong biển Canada 95%. Dung dịch dinh dưỡng chiết xuất từ quả đu đủ chín, chuối chín, rau muống, ngải cứu.

7. Làm cỏ và tưới nước

– Làm cỏ:
Nên nhổ bằng tay, làm cỏ sớm khi cỏ chưa ra hoa, quả. Hoặc sử dụng dấm gỗ để phun.
– Tưới nước:
+ Nên lắp đặt hệ thống tưới nhằm giảm công chăm sóc. Tùy theo điều kiện tự nhiên và vị trí khu ruộng để áp dụng phương pháp và tần suất tưới khác nhau. Không nên tưới quá nhiều vì cây trồng rất dễ bị nấm bệnh (thối rễ);
+ Khi cây Ớt ra nụ, hoa và quả đang lớn cần đảm bảo đủ nước, nếu có điều kiện thì tưới rãnh;
+ Cung cấp đủ nước khi khô hạn hoặc tháo nước ngay khi bị ngập úng.
– Vun xới:
+ Sau khi trồng 10-15 ngày thì xới phá váng, xới rộng khắp mặt luống, làm cho đất thông thoáng và kết hợp làm cỏ;
+ Sau trồng 25-35 ngày, xới lần 2, xới nông, hẹp và vun đất vào gốc cây;
+ Sau trồng 45-50 ngày, trước khi làm giàn vét đất ở rãnh vun cao cho cây đứng vững.
– Làm giàn:
+ Thời gian làm giàn cần thực hiện sớm, sau trồng 35-40 ngày. Giàn theo kiểu chữ A hoặc làm giàn hàng rào.
– Tỉa nhánh:
+ Để tập trung cho cây sinh trưởng, tạo nhiều cành nhánh cần loại bỏ hoa quả đầu sớm lúc còn non;
+ Trước khi cây ra hoa tiến hành tỉa nhánh, chỉ để cành cấp 2 trở lên (nên tỉa cành lúc nắng ráo);
+ Thường xuyên tỉa bỏ lá già ở gốc và lá bệnh để tạo độ thông thoáng cho cây, hạn chế nơi cư trú của sâu hại.
Xem thêm  Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cà gai leo (Solanum hainanense Hance/Solanum procumbens Lour)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *