Quy trình trồng và sản xuất hạt giống Cỏ mực – Eclipta prostrata theo GACP – WHO

Cỏ mực có tên khoa học Eclipta prostrata (L.) L., họ Cúc (Asteraceae).
Là cây thảo, mọc đứng, đôi khi bò lan rồi vươn thẳng, cao 50 – 60 cm. Thân tròn, có lông cứng áp sát, màu lục hoặc đỏ tía.
C25E125BB258F2Bm25E125BB25B1c2B25E2258025932BEclipta2Bprostrata2B3
Lá mọc đối, hình mác, dài 2 – 8 cm, rộng 0,5 – 1,5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt có lông nhám; cuống lá rất ngắn.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu, cuống dài 1 – 4cm, có lông thô áp sát, đầu có đường kính 0,8-1,2 cm,lá bắc thuôn nhọn, có lông; hoa màu trắng, hoa cái ở ngoài, hình lưỡi, xếp thành một hàng, hoa lưỡng tính ở trong hình ống, mào lông giảm thành vảy nhỏ và ngắn, tràng hoa cái có lưỡi nguyên hoặc xẻ 2 răng, tràng hoa lưỡng tính có 4 thùy hình trái xoan, 4 nhị.
Qủa bế, dài 3mm, rộng 1,5mm, có 3 cạnh, hơi dẹt, đầu bẹt, có 2 sừng nhỏ. Mùa hoa quả quanh năm.
Cỏ mực phân bố ở các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam Cỏ mực có ở khắp các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi, đến độ cao 1500m (ở các tỉnh phía nam). Cỏ mực dùng làm thuốc bổ máu, cầm máu bên trong và bên ngoài, ho ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, …rất có hiệu quả. Ở nước ta, Cỏ mực chủ yếu vẫn được khai thác tự nhiên, việc trồng loài cây này còn chưa được chú ý nhiều.
Dưới đây là “Hướng dẫn quy trình trồng và sản xuất hạt giống Cỏ mực – Eclipta prostrata theo GACP – WHO”, tại một số vùng trồng ở Phú Yên và Duyên hải miền Trung.

 

1. Kỹ thuật trồng

1.1 Chọn đất trồng

Có nhiều loại đất có thể trồng được cây Cỏ mực, bao gồm đất cát pha sét, đất phù sa ven sông, đất thịt ,… nếu có đủ độ ẩm (có khả năng tưới nước, gần nguồn nước).
* Chú ý:
– Không chọn các vùng đất.
– Vùng đất trồng bị ô nhiễm kim loại nặng,bị ô nhiễm Vi sinh vật.
– Gần các khu công nghiệp, bãi rác, rãnh thoát nước thải.

– Gần các bãi chăn thả, khu chăn nuôi tập trung.

Xem thêm  Thông tin chung về Cà gai leo (Solanum hainanense Hance/ Solanum procumbens Lour)

 

Nh25C325A2n2Bs25C325A2m2BPh25C325BA2BY25C325AAn2B25E2258025932BAbelmoschus2Bsagittifolius2B1

1.2 Nguồn nước tưới

Nước tưới nên dùng nước giếng sau khi qua kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn Việt Nam đang áp dụng (bảng 2).
* Chú ý: Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, từ khu dân cư tập trung hay các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, gia cầm, nước phân, nước tiểu…
 

1.3 Kỹ thuật chọn giống

– Chọn ruộng sản xuất giống tốt, không sâu bệnh, có nhiều trái già, thường ruộng trên 70 ngày tuổi;
– Hạt chắc, có màu nâu;
– Độ ẩm hạt < 8%;
– Tỷ lệ tạp chất < 5%;
– Trọng lượng 1.000 hạt: 765-770 mg
– Tỷ lệ nảy mầm > 85 %.
C25E125BB258F2Bm25E125BB25B1c2B25E2258025932BEclipta2Bprostrata2B1

1.4 Thời vụ trồng

Thời vụ trồng Cỏ mực thích hợp trong năm là vào mùa khô. Tại Phú Yên thời vụ từ tháng 1 đến tháng 8.

1.5 Kỹ thuật làm đất

– Đất trồng Cỏ mực cần được cày sâu, phơi ải để diệt trừ sâu bệnh hại, đất được làm tơi nhỏ, sạch cỏ.
– Lên liếp bằng, chiều rộng khoảng 2 – 3m, chiều dài tùy theo chiều dài của ruộng trồng.

1.6 Kỹ thuật gieo trồng

Chuẩn bị cây con

– Chuẩn bị hạt giống: Hạt giống đạt tiêu chuẩn, trước khi gieo cần ngâm trong nước sạch hoặc dung dịch KMnO4 0,2%, cho đến khi no nước, để diệt mầm bệnh bám trên mặt vỏ hạt, đồng thời kích thích hạt nảy mầm sớm và đồng loạt, sau đó ủ vào túi vải ở nhiệt độ khoảng 28-300C và ủ 2- 3 đêm.
– Gieo hạt: Khi hạt bắt đầu nứt nanh đem trộn đều với cát mịn và gieo trực tiếp trên liếp đã tưới ẩm sẵn, lượng hạt giống là 0,3kg/500 m2. Sau khi gieo hạt phải thường xuyên tưới nước (tưới tràn) đủ ẩm cho hạt nhanh mọc. Khi cây con được khoảng 25-30 ngày tuổi đem cấy ra ruộng.

Kỹ thuật cấy ruộng giống

Cấy giống như cấy lúa mạ, bơm nước ngập vào liếp đã chuẩn bị sẵn, sau đó cấy sâu tay mỗi gốc 2 cây, thẳng hàng theo băng, mật độ 10 x 10 cm.
* Lưu ý: Chọn những cây đạt tiêu chuẩn đem cấy trước, cây nhỏ đem cấy sau, trước khi nhổ cây nên tưới nước thật ướt đất để nhổ tránh làm đứt rễ. Không cấy những cây quá lớn vì sẽ kéo dài thời gian phục hồi và cây phát triển chậm.
 
C25E125BB258F2Bm25E125BB25B1c2B25E2258025932BEclipta2Bprostrata

 

Xem thêm  Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cát cánh (Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC)

1.7 Phân bón và kỹ thuật bón phân

Kỹ thuật bón lót

+ Bón lót: Phân chuồng đã được ủ hoai mục kết hợp với supe lân. Hoặc có thể thay phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ vi sinh khác.
+ Liều lượng bón: Bón từ 1500 – 2000kg phân chuồng hoai mục + 20kg supe lân/500m2 (hoặc bón 100 kg phân hữu cơ vi sinh nếu không có phân chuồng).
+ Thời điểm bón:
– Bón lót phân chuồng trước khi đất chuẩn bị cày tơi xốp.
– Bón lót supe lân: Bón sau khi đất đã được làm liếp.
+ Cách bón:
– Phân chuồng: Bón rải đều trên mặt ruộng, sau đó cho máy cày xới đất tơi xốp và để đảo đều phân với đất;
– Supe lân: Bón rải đều trên mặt liếp, dùng cào để trộn đảo đều phân với đất.

Kỹ thuật bón thúc

+ Bón thúc: Phân hữu cơ đa vi lượng.
+ Liều lượng bón: Bón khoảng 50-70 kg phân hữu cơ đa vi lượng/500 m2/ vụ.
+ Thời điểm bón:
– Sau khi cấy 7 – 10 ngày, cây đã phục hồi bộ rễ, bón để cho cây phát triển tốt cho nhiều quả và làm chắc hạt.
+ Cách bón: Rải đều trên mặt liếp, sau đó tưới nước đẫm vào liếp cho phân tan ra.

1.8 Kỹ thuật chăm sóc và quản lý đồng ruộng

+ Chăm sóc làm cỏ:
– Sau khi gieo từ 15 – 20 ngày bắt đầu làm cỏ bằng tay.
– Nên làm sạch cỏ trước khi thu hoạch hạt giống.
* Chú ý: Không sử dụng thuốc diệt cỏ, nên nhổ cỏ dại bằng tay.
 
+ Chế độ nước:
– Đất cần đảm bảo đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt;
– Vào ngày nắng cần tưới nước (tưới tràn) cho ruộng giống 2 ngày/lần.
+ Theo dõi sinh trưởng:
– Thường xuyên thăm đồng ruộng.
– Theo dõi tốc độ sinh trưởng để xác định nhu cầu dinh dưỡng và nước tưới cho phù hợp.

1.9 Phòng trừ sâu bệnh

+ Thường xuyên theo dõi sâu bệnh.
– Sâu xanh: Ăn lá, thường xuất hiện giai đoạn cây trồng 75 – 80 ngày tuổi, do đó cần xác định thời điểm thu hoạch phù hợp.
– Bệnh héo xanh làm chết cây do nấm phythopthora sp. và pseudomonas sp. Giai đoạn 15 – 20 ngày tuổi, biện pháp phòng trừ tốt nhất là nhổ bỏ và xử lý cây chết không cho lây lan, sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ với phân chuồng, bón lót tạo độ mùn cao và khống chế được mầm bệnh.

2. Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống

2.1 Thu hái hạt giống

Chọn những ruộng giống tốt, không sâu bệnh để thu lấy hạt giống;
+ Thời gian thu hái: Chọn ngày nắng tốt để thu hái hạt giống;
+ Thời điểm thu hái: Khi cây trên 75 ngày tuổi, và có nhiều trái già;
+ Kỹ thuật thu hái: Dùng liềm cắt phần thân trên mặt đất có mang quả, đặt trên bạt nhựa, thao tác phải nhẹ nhàng, tránh làm rơi hạt.
+ Phơi tách hạt giống:
– Phơi trên sân xi măng sạch, hoặc trên bạt nhựa 2 – 3 nắng cho đến khi hạt bong ra;
– Thu lấy hạt, sàng sẩy thật sạch ,tiếp tục phơi 1-2 nắng, độ ẩm hạt < 8%;
+ Năng suất hạt giống: 5kg/500m2.
* Lưu ý: Nên thu vào sáng sớm trời còn mát để cho hạt không bị bong ra.
 

2.2 Bảo quản hạt giống

+ Cất trữ hạt giống: Hạt giống Cỏ mực được cất trữ trong các thùng gỗ, bao PE, phuy nhựa sạch…có nắp đậy kỹ. Để nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất cất trữ trong kho mát để tránh mối, mọt, kiến, côn trùng gây hại.
+ Ghi nhãn:
– Các thông tin cần ghi bao gồm: Tên hạt giống, trọng lượng, lô sản xuất, ngày cất trữ, người cất trữ;
– Thông tin trên nhãn phải ghi rõ ràng, không được tẩy xóa, nếu ghi sai cần gạch duy nhất 1 đường (không gạch xóa chằng chịt) và ghi thông tin đúng vào bên cạnh.
+ Bảo quản: Tiêu chuẩn cơ sở chất lượng hạt giống Cỏ mực phải đạt được các chỉ số sau;
– Hạt chắc, có màu nâu;
– Độ ẩm hạt < 8%;
– Tỷ lệ tạp chất < 5%;
– Trọng lượng 1.000 hạt: 765-770 mg
– Tỷ lệ nảy mầm > 85 %.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *