Lạc dại (Arachis pintoi) – Cây che phủ đất tốt

Lạc dại (Arachis pintoi),

Thuộc họ phụ Papilionaceae
 
L25E125BA25A1c2Bd25E125BA25A1i2B2528Arachis2Bpintoi2529

Đặc điểm:

Lạc dại là một loài cây họ đậu lâu năm có nguồn gốc từ Mỹ La – tinh. Lạc dại có lá và hoa như lạc ăn; thân bò sát mặt đất; ra rễ ở các đốt trên thân; củ nhỏ, thường chỉ có 1 hạt to bằng hạt đậu tương; rễ cọc có thể hình thành từ các đốt và ăn sâu vào lòng đất giúp cho cây chịu hạn rất tốt. Hiện nay phổ biến là hai giống Amarillo và Itacambira.
Giống thứ nhất thường bò sát mặt đất, sinh khối không cao nhưng chống chịu sâu bệnh tốt hơn và rất thích hợp cho các vườn cây ăn quả. Giống thứ hai có thân bò song cành non thường mọc đứng nên có khả năng tạo sinh khối cao hơn. Tuy nhiên nó hay bị pan miêu ăn lá nên phải phòng trừ. Nhìn chung, lạc dại chống chịu tốt với sâu bệnh, chịu đất xấu, chịu được bóng râm, vì vậy có thể trồng xen ngô, lúa, cây ăn quả và các vườn cây lâu năm khác để cải tạo đất và làm thức ăn chăn nuôi.

Công dụng:

Trồng làm thảm che phủ bảo vệ và cải tạo đất trong các vườn cây ăn quả, trên phủ gốc nhãn, nương ngô, lúa và làm thức ăn gia súc.

Ngoài ra lạc dại ra hoa quanh năm nên có thể sử dụng làm cây cảnh để trang trí các công viên, bãi cỏ quanh nhà, các bồn hoa trên phố hoặc các chậu cây lớn.

Xem thêm  Cốt khí (Tephrosia candida) - Cây che phủ đất tốt
L25E125BA25A1c2Bd25E125BA25A1i2B2528Arachis2Bpintoi25292B2

Cách trồng:

Lạc dại có thể trồng bằng hạt, nhưng muốn sản xuất hạt thì phải trồng thưa trên đất có độ phì cao. Hơn nữa lạc dại ra hoa quanh năm nên độ chín của củ rất không đồng đều. Vì vậy, độ nảy mầm cũng
không đồng đều nếu không chọn lọc tốt. Theo chúng tôi, phương pháp thuận tiện nhất là trồng bằng cành cắt. Trong trường hợp này, nên chọn và cắt những cành bánh tẻ thành những đoạn dài 20 – 25 cm sao cho mỗi đoạn có ít nhất 3 mắt; để ở nơi râm mát có tưới phun trong một hoặc hai ngày để lành vết cắt và cành giâm ra rễ mới, sau đó đem trồng ra ruộng, mật độ tuỳ ý. Nếu trồng dày thì sẽ nhanh kín đất, nếu trồng thưa thì sẽ chậm hơn. Theo chúng tôi mật độ tối ưu là 50 khóm/m2 (1 kg cành cắt có thể trồng được 5m2, trồng hai ba cành một hốc).
Khi trồng cần lấp đất kín hơn 2/3 cành cắt; dùng chân ấn chặt đất rồi tưới nước. Nhớ theo dõi dự báo thời tiết và chọn những ngày mưa để trồng thì không phải tưới. Chú ý giữ ẩm liên tục cho đến khi ra búp và cành non. Sau đó lạc sẽ tự phát triển và không cần chăm sóc nhiều.
Tuy nhiên, muốn lạc phát triển nhanh thì nên làm cỏ và bón phân. Liều lượng phân bón không cần nhiều. Có thể sử dụng thuốc kích thích ra rễ song chúng tôi không giới thiệu vì nông dân miền núi
sẽ khó áp dụng.
L25E125BA25A1c2Bd25E125BA25A1i2B2528Arachis2Bpintoi25292B1

Ví dụ cách ứng dụng:

Ngô trồng xen cây lạc dại ở Phiêng Liềng, Ngọc Phái, Chợ Đồn, Bắc Kạn. Cắt lạc dại theo băng rộng 30 – 40 cm rồi chọc lỗ tra hạt ngô vào hai mép các băng đã cắt lạc dại. Sau 20 – 30 ngày lạc dại sẽ bò
lan ra và phủ kín gốc ngô. Kết quả là năng suất ngô đã đạt 4 tấn/ ha mà không phải làm cỏ, làm đất. Dưới tán ngô lạc dại vẫn phát triển tốt và cho sinh khối lớn. Lạc dại là cây lưu niên nên không phải trồng lại. Vì vậy trồng lạc dại là một biện pháp đơn giản, giảm được nhiều công lao động, giải phóng phụ nữ để họ có thể có thời gian giáo dục con cái hoặc làm các việc tăng thu nhập khác. Trong khi đó, sản xuất sẽ mang tính bền vững cao. Lạc dại trồng bằng dây như dây lang, không tự phát tán nên không có nguy cơ phát triển quá tầm kiểm soát của con người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *