Vông nem (Erithryna variegata) và Dầu mè – vông trơn (Jatropa curcas)

Vông nem (Erithryna variegata)

Thuộc họ Papilionaceae
 

V25C325B4ng2Bnem2B2528Erithryna2Bvariegata25292B1

V25C325B4ng2Bnem2B2528Erithryna2Bvariegata2529

Ở miền núi, do được chăn thả tự do nên gia súc thường gây tổn thương cho các loại cây trồng trái vụ, cản trở việc thâm canh tăng vụ để tăng thu nhập cho nông dân. Việc trồng hàng rào sống bởi các loài cây dễ trồng bằng cành là điều cần phổ biến nhân rộng. Cây vông nem cũng là loại cây rất dễ tái sinh bằng cành nên được khuyến cáo trồng rộng rãi để làm hàng rào sống bảo vệ hoa màu và mùa màng, nhất là cây ăn quả và cây vụ đông ở miền núi.

Dầu mè (vông trơn) (Jatropa curcas)

Thuộc họ Euphorbiaceae
 
D25E125BA25A7u2Bm25C325A82B 2Bv25C325B4ng2Btr25C625A1n2B2528Jatropa2Bcurcas25292B1

 

D25E125BA25A7u2Bm25C325A82B 2Bv25C325B4ng2Btr25C625A1n2B2528Jatropa2Bcurcas2529

 

Dầu mè (vông trơn), cúc quỳ, trạng nguyên, vông nem (vông gai)… là những cây mọc dại, rất phổ biến ở nhiều nơi trên đất nước ta. Bình thường, mọi người cho rằng những loài cây hoang dại này ít có tác dụng. Tuy nhiên, trong điều kiện thả rông gia súc còn rất phổ biến ở miền núi thì việc sử dụng chúng để trồng hàng rào bảo vệ phục vụ thâm canh, tăng vụ là rất quan trọng, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường. Điều này sẽ giúp nông dân miền núi tiết kiệm công sức và vật liệu làm hàng rào.
Đặc biệt, hàng năm nông dân không phải chặt tre, nứa và cây gỗ nhỏ để làm lại hàng rào. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng và đẩy mạnh tái sinh tự nhiên. Ngoài ra, dầu mè cũng là cây sản xuất dầu diesel sinh học quan trọng đang được nhiều nước nghiên cứu sử dụng.
Xem thêm  Cây núc nác (Oroxylum indicum (L.) Vent)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *