Lựa chọn giống cây trồng cho mô hình nông lâm kết hợp

Nguồn gen cây trồng và cơ cấu hệ thống cung ứng giống cây trồng phục vụ cho phát triển các mô hình nông lâm kết hợp.

a. Nguồn gen cây trồng

Theo kết quả khảo sát sơ bộ (MARD, 2005), có hơn 800 loài cây trồng tại Việt Nam, bao gồm 41 cây thực phẩm tinh bột, 95 cây thực phâm không tinh bột, 105 cây ăn quả, 55 loại rau xanh, 44 cây lấy dầu, 16 cây lấy sợi, 12 cây làm đồ uống, 181 cây dược liệu, 39 cây gia vị, 29 cây che phủ đất, 50 cây cảnh, 49 cây lấy gỗ và 5 cây che bóng.

L25E125BB25B1a2Bch25E125BB258Dn2Bgi25E125BB2591ng2Bc25C325A2y2Btr25E125BB2593ng2Bcho2Bm25C325B42Bh25C325ACnh2Bn25C325B4ng2Bl25C325A2m2Bk25E125BA25BFt2Bh25E125BB25A3p

Về cây nông nghiệp: Trung tâm Tài nguyên Thực vật cùng với những viện nghiên cứu thành viên của Mạng lưới Tài nguyên Gen thực vật nông nghiệp Quốc gia đã thu thập và bảo tồn gần 26.500 nguồn gen của 140 loài, gồm 80 loài cây có hạt chính thống trong ngân hàng gen hạt và 60 loài có hạt không chính thống và vô tính trên đồng ruộng hoặc trong ngân hàng gen in vitro.

Về cây dược liệu: Viện Dược liệu (NIMM) đã thu thập và lưu giữ gần 900 loài cây dược liệu, trong đó có 888 loài đã được mô tả sơ bộ, 250 loài đã được mô tả đầy đủ và tư liệu hóa.

Về cây lâm nghiệp: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) đã nghiên cứu sự đa dạng di truyền của 100 loài, thu thập và bảo tồn 109 mẫu của 76 loài, bao gồm cả cây mọc hoang dại và cây trồng. Trong khuôn khổ Chương trình Trồng rừng Quốc gia (Chương trình 327), 104 loài cây đã được xác định là phù hợp để trồng rừng, đó có cả những loài địa phương quý hiếm và đang bị đe doạ như Parashorea chinesis (chò chỉ), Diptericarpus alatus (dầu rái), Pterocarpus marocarpa (giáng hương quả to), Talauma (giổi), Aflezia xylocarpa (gỗ đỏ), Cupresus torulosa (hoàng đàn), Taxus chinensis (thông đỏ bắc), Cephalotaxus manii (đỉnh tùng), Pinus kwangtungensis (thông pà cò).

Xem thêm  Mô hình Keo - Xoài - Ngô - Cỏ chăn nuôi

S25E125BB25912Bl25C625B025E125BB25A3ng2Bngu25E125BB2593n2Bgen2Bhi25E125BB2587n2Bc25C325B32Bt25E125BA25A1i2BVi25E125BB2587t2BNam

Ngu25E125BB2593n2Bgen2Bc25C325A2y2Btrung2Bh25E125BA25A1n2Bv25C325A02Bd25C325A0i2Bh25E125BA25A1n2Bph25E125BB25952Bbi25E125BA25BFn2Bt25E125BA25A1i2BVi25E125BB2587t2BNam

b. Về hệ thống cung ứng giống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thực hiện quản lý nhà nước đối với cây giống và hạt giống cung cấp bởi tất cả các nguồn trên toàn quốc. Chính sách của Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ mọi cá nhân và tổ chức tham gia vào việc cải thiện, phát triển giống cây trồng cũng như cải thiện chất lượng hạt giống, cây giống như đã được nêu lên trong Pháp lệnh Giống cây trồng (2004) và Nghị định về Giống cây trồng (1996). Hiện nay, việc sản xuất và cung cấp giống được thực hiện bới các hệ thống giống chính thống và không chính thống với sự tham gia của cả khối tư nhân và khối công.

Hệ thống giống công cộng (Nhà nước) bao gồm:
– Cấp quốc gia: Công ty Giống miền Nam và Công ty Giống miền Bắc tham gia vào việc sản xuất, nhập khẩu và cung cấp giống các loại cây trồng quan trọng (gạo, ngô, rau, cây ăn quả).

Các công ty/trung tâm giống cấp tỉnh sản xuất, cải thiện và cung cấp giống (chủ yếu là giống nguyên chúng và giống xác nhận) của các loại cây quan trọng (gạo, đậu, khoai tây, cây ăn quả).

– Các công ty trực thuộc các viện khoa học nghiên cứu: Giống của mọi loại cây trồng nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các cây trồng chính.

– Các hợp tác xã nông nghiệp: Chủ yếu là lúa và cây ăn quả. Hệ thống giống tư nhân: Bao gồm các công ty tư nhân (trong nước và liên doanh), những nhóm nông dân (cộng đồng) và các hộ dân.

Nói chung hệ thống giống không chính thống cung cấp một phần lớn giống sử dụng trong sản xuất, đặc biệt là đối với những cây trồng phụ. Tỷ lệ giống cung cấp bới hệ thống chính thống tùy thuộc nhiều vào cây trồng, giống và địa phương. Ví dụ, đối với ngô, hệ thống giống chính thống cung cấp tới 80% tổng lượng giống sử dụng trong sản xuất, trong khi đối với cây ăn quả và những cây lâu năm khác thì con số này chỉ là 20%. Giống do nông dân sản xuất hiện vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Cụ thể, giống của các cây và giống cây địa phương và cây trồng truyền thống chủ yếu được sản xuất bới nông dân.

Xem thêm  Mô hình Mắc ca - Cà phê - Đỗ tương

c. Lựa chọn cây trồng thích hợp cho các mô hình nông lâm kết hợp

Người nông dân có nhiều lý do khác nhau khi lựa chọn loại cây trồng trên đất của mình nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng gia đình hoặc để bán. Một số có xu hướng thích trồng những loại cây đã có thông tin về thị trường như có giá cao. Ngoài ra, người nông dân cũng có xu hướng lựa chọn các loại cây sẵn có trong gia đình hoặc địa phương. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng rất quan trọng trong việc lựa chọn loại cây trồng phù hợp. Các yếu tố đó bao gồm: đặc tính đất, đặc điểm khí hậu, độ cao so với mực nước biển, kết cấu cảnh quan. Các đặc điểm này đều ảnh hưởng đến các loại cây trồng nhất định vì chúng có thể thích nghi hoặc không thích nghi với điều kiện địa phương.

Khi lựa chọn cây lâu năm để trồng trong một hệ thống nông lâm kết hợp, các đặc điểm như tán cây (gọn hay xòe rộng), chiều cao cây và hệ thống rễ (ăn sâu hay nông) cũng cần được xem xét. Trong hệ thống NLKH, các loại cây lâu năm và những cây ngắn ngày luôn có sự cạnh tranh về nước, dinh dưỡng và ánh sáng. Do đó, cần lựa chọn các loại cây phù hợp và ứng dụng các kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm hạn chế sự cạnh tranh, đồng thời hỗ trợ nhau cùng phát triển. Cụ thể, những loại cây có tán rộng hơn cần được trồng với mật độ thưa hơn các loại cây có tán hẹp. Các loại cây ưa bóng sẽ được trồng gần các loại cây lâu năm để tận dụng bóng râm và có ánh sáng phù hợp. Ngoài ra, khoảng cách giữa các cây lâu năm cần được điều chỉnh dựa theo mục đích sử dụng đất nhưng cần chừa khoảng cách rộng hơn nếu hộ dân vẫn có nhu cầu về cây ngắn ngày.

Xem thêm  Lõi thọ(Tu hú) - Gmelina arborea Roxb và Cây hông (chõ xôi, mạy dọc, mạy hang) - Paulownia fortuney Hemsl

Khi người nông dân mong muốn trồng quá nhiều loại cây khác nhau nhưng lại chưa rõ về hiệu quả của chúng, lúc này cần thiết phải có sự hỗ trợ từ các nhà nghiên cứu, thị trường, cán bộ khuyến nông và chính quyền địa phương để giúp họ ra quyết định. Một số tiêu chí cần thiết để tư vấn cho người dân nhằm hỗ trợ họ đánh giá các hiệu quả của các loại cây trồng mới bao gồm:

(1) Chi phí đầu tư (bao gồm cả công lao động); 
(2) Năng suất; 
(3) Khả năng nhiễm sâu bệnh; 
(4) khả năng thích nghi với các điều kiện tương tự tại địa phương; 
(5) Dễ bán trên thị trường với giá thành tốt; 
(6) Dễ chăm sóc. Người dân có thể tự đánh giá các tiêu chí trên bằng cách cho điểm (0-5). Những loại cây trồng nào cho tổng số điểm cao nhất sẽ phù hợp nhất với tiêu chí của người dân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *