Mô hình chè Shan – Cỏ chăn nuôi

a. Thông tin chung

Chè Shan (Camellia Sinensis var Shan) là cây thân gỗ, lá to dạng thuôn dài, chót lá nhọn, mặt lá gồ ghề lượn sóng, mép lá có răng cưa nhọn, thích hợp phát triển ở vùng có nhiệt độ 18 – 25OC, độ ẩm 75 – 80%, lượng mưa 1.500 – 2.000 mm/năm, yêu cầu đất nhiều mùn, có độ sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 – 5,5.

Tại Việt Nam, cây chè Shan phát triển tự nhiên ở vùng núi cao. Vùng có nhiều cây chè cổ thụ là Hà Giang và các tỉnh lân cận như Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La. Trong điều kiện tự nhiên, cây chè Shan có thể cao tới hàng chục mét, đường kính đạt tới hàng trăm cm, phân cành mạnh, đường kính tán lớn, sức sống khoẻ, tuổi thọ cao có thể đạt tới hàng trăm tuổi (miền Bắc Việt Nam). Chè Shan là chè có chất lượng cao và giá trị lớn. Chè Shan vừa là cây trồng nông nghiệp vừa là cây rừng, đồng thời có ý nghĩa về mặt dược liệu.

Cây chè Shan sinh trưởng chậm, thông thường bắt đầu cho thu hoạch búp sau trồng khoảng 5 năm. Do đó, để đóng góp cho sinh kế của người dân trồng chè Shan thì thời gian đầu cần đưa vào các loại cây có thu hoạch sớm cho người trồng chè trước khi chè cho thu hoạch.

M25C325B42Bh25C325ACnh2Bch25C325A82BShan2B 2BC25E125BB258F2Bch25C42583n2Bnu25C325B4i

b. Thiết kế mô hình

Hệ thống chè Shan – Cỏ chăn nuôi được thiết kế nhằm sử dụng cỏ như một nguồn thu nhập sớm phục vụ cho chăn nuôi trong thời gian chưa có thu nhập từ cây chè. Hệ thống cũng được thiết kế nhằm tăng nhanh độ che phủ bằng cỏ chăn nuôi để hạn chế xói mòn tầng đất mặt trên đất dốc.

Xem thêm  Che phủ và làm đất tối thiểu

Thi25E125BA25BFt2Bk25E125BA25BF2Bm25C325B42Bh25C325ACnh2Bch25C325A82BShan2B 2BC25E125BB258F2Bch25C42583n2Bnu25C325B4i

Trong hệ thống, các loài cây đều trồng theo đường đồng mức để tăng hiệu quả chống xói mòn. Các hàng chè Shan được trồng cách nhau 2,5 m, trên hàng chè được trồng cách nhau 1,8 m (mật độ 2240 cây/ha).

Giữa 2 hàng chè trồng 3 hàng cỏ, khoảng cách từ hàng cỏ đầu tiên đến hàng chè là 65 cm. Các hàng cỏ cách nhau 60 cm. Các hom cỏ trong một hàng trồng cách nhau 60 cm (cần khoảng 2,5 tấn hom/ha).

Cỏ cũng có thể được trồng bằng hạt, tuy nhiên để đạt hiệu suất cao, cần được chuẩn bị như làm mạ lúa, sau đó đánh lên trồng trong hệ thống.

c. Kỹ thuật trồng, bón phân

(1) Cây chè Shan

Bước 1: Chuẩn bị hố với kích thước 40 cm × 40 cm × 40 cm.
Bước 2: Bón lót từ 2,5-3 kg phân chuồng hoai mục; 0,15-0,18 kg phân lân Văn Điển; 0,5 kg phân vi sinh mỗi hố. Bón lót và lấp hố cần được tiến hành trước khi trồng khoảng 30 ngày.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Tiến hành bón phân 2 lần/năm vào tháng 3-4 và tháng 11-12, đồng thời kết hợp với xới đất và làm sạch cỏ dại cũng như tủ gốc giữ ẩm cho cây chè. Lượng phân bón cho 1 ha năm thứ nhất là 27 kg urê + 27 kg kali clorua; năm thứ 2 là 34 kg urê + 67 kg supe lân + 31 kg kali clorua; năm thứ 3 là 40 kg urê + 100 kg supe lân + 34 kg kali clorua.

Xem thêm  Quy trình trồng và sản xuất hạt giống Cỏ mực – Eclipta prostrata theo GACP – WHO

Thời kỳ kinh doanh: Cần phát dọn cỏ dại, xới phá váng, vun tủ gốc chè 3 lần/năm vào tháng 3-4, tháng 6-7 và tháng 10-11. Nên bón bổ sung phân vi sinh sau 3 năm/lần với lượng 2 kg/gốc để chè phát triển tốt nhất.

(2) Cỏ chăn nuôi

Rạch rãnh theo đường đồng mức bên dưới hàng chè, sâu khoảng 20-25 cm để trồng cỏ. Cỏ sinh trưởng rất nhanh do đó có tác dụng ngăn dòng chảy mặt trên đất dốc sớm. Hệ thống không sử dụng phân bón cho cỏ vì cỏ được trồng với mục đích tận dụng lượng phân bón bị rửa trôi từ phía trên sườn dốc.

d. Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho chè Shan

Lần 1: Khi cây chè cao từ 1,2-1,5 m, tiến hành bấm ngọn ở độ cao 0,9-1 m.
Lần 2: Sau khi trồng khoảng 2,5-3 năm đốn phớt ở độ cao 0,9-1 m.
Thời kỳ kinh doanh: Sau khi thu hoạch chè vụ thu (tháng 11-12) tiến hành đốn phớt ở độ cao khoảng 1 m.

e. Phòng trừ sâu bệnh hại

Cây chè Shan trồng trên vùng cao Tây Bắc thường ít bị sâu bệnh. Để phòng trừ sâu bệnh, cần đảm bảo thực hiện đúng các kỹ thuật về chăm sóc cây như phát dọn cỏ dại định kỳ, xới đất và vun gốc cho chè cũng như đốn tỉa, tạo tán đúng kỹ thuật.

f. Quản lý hệ thống

(1) Thu hoạch cỏ chăn nuôi

Cỏ chăn nuôi (mulato, guinea) cho thu hoạch sớm, ngay 3 tháng sau trồng. Khi cỏ cao từ 60-70 cm thì tiến hành cắt chừa khoảng 10 cm gốc trên mặt đất. Năng suất cỏ trong hệ thống này đạt cao nhất vào năm thứ 2 và 3, có thể đạt đến 25 tấn/ha/năm. Tại Tây Bắc, mùa mưa có thể thu hoạch 30 ngày/lần, mùa khô có thể thu hoạch 45 ngày/lần. Tùy số lượng gia súc của nông hộ có thể cắt lần lượt, tuy nhiên tránh thu hoạch muộn khi cỏ đã ra hoa làm giảm dinh dưỡng trong thân và lá cỏ.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum, Et Thonn)

Năng suất cỏ sẽ giảm dần trong các năm 4-5. Sau 5 năm thu hoạch có thể trồng mới lại cỏ và dừng trồng cỏ từ năm thứ 9 để tập trung cho chăm sóc cây chè.

(2) Thu hoạch chè Shan

Chè shan bắt đầu cho thu hoạch từ năm thứ 5, thu hoạch búp tiến hành khi trên cây có khoảng 30% số búp đủ tiêu chuẩn hái. Tiến hành hái 1 tôm + 2 lá, cách 10-15 ngày thu 1 lứa, các lứa hái phù hợp với nhu cầu nguyên liệu của xưởng chế biến. Trong vụ xuân từ tháng 3-4 tiến hành hái để lại 2 lá chính + lá cá, kết hợp tạo tán bằng phẳng. Vụ hè thu từ tháng 5-8 hái để lại 1 lá chính + lá cá. Chè cuối vụ từ tháng 9 – 10 thì hái cả lá cá.

Thu2Bho25E125BA25A1ch2Bch25C325A82BShan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *